Những nền tảng cơ bản của SEO: hướng dẫn để SEO thành công năm 2018

Bạn đã sẵn sàng để tìm hiểu những bí mật của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm? Sự thật là không có một công thức bí mật nào hết. SEO không phải là các thủ thuật ảo hay đánh lừa công cụ tìm kiếm. Điều bạn thực sự cần là hiểu thấu đáo về những gì mọi người muốn khi họ tìm kiếm – và tại sao họ muốn (hoặc cần) nó. Thực tế là không có gì bí mật khiến SEO trở nên khó khăn. Và chúng ta không tạo ra các quy tắc mà là công cụ tìm kiếm. Điều đó nói rằng, tìm kiếm tự nhiên là một trong những kênh marketingmang lại lợi nhuận cao nhất nếu bạn sẵn sàng đầu tư vào nó.

Nơi tìm kiếm đang hướng tới

Đây là một hướng dẫn đầy đủ về SEO – và tìm kiếm ở đâu trong năm 2018 và các năm về sau – rất khó để phù hợp với một bài viết bởi có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của SEO bao gồm:

– Kỹ thuật: Điều này bao gồm mọi thứ ảnh hưởng đến hiệu suất, khả năng hiển thị hoặc cách công cụ tìm kiếm truy cập trang web của bạn. Điều này bao gồm việc index và crawl, schema, tốc độ trang, cấu trúc trang web, cấu trúc URL và nhiều hơn nữa.

– On-page: Đây là nội dung của bạn – bao gồm cả nội dung hiển thị cho người dùng trên trang web của bạn (văn bản, video, hình ảnh hay audio) cũng như các yếu tố hiển thị với công cụ tìm kiếm (các thẻ HTML, dữ liệu có cấu trúc).

– Off-page: Đây là những thứ không có trên trang web của bạn. Cuối cùng, các yếu tố off-page đang phát triển và chứng minh trang web của bạn là authority, có liên quan, tin cậy và xây dựng khán giả. Hãy nghĩ đến xây dựng liên kết, social media marketing, PPC marketing, các đánh giá và nội dung do người dùng tạo.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ bắt đầu khám phá ba lĩnh vực quan trọng nhất sẽ giúp bạn thành công thế giới SEO trong:

– Tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm: những cơ hội để bạn hiển thị nhiều hơn cho khách hàng/đối tượng của bạn.

– Chiến lược nội dung cho con người thực: tầm quan trọng của nội dung và ý nghĩa của việc có liên quan.

– Tác động của tìm kiếm giọng nói với SEO: chúng ta sẽ nhìn vào tương lai không xa và cho bạn thấy lý do tại sao bây giờ là lúc để tối ưu hóa tìm kiếm giọng nó.

1. Tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm

Khi bạn nghe thấy từ viết tắt SEO có nghĩa là Tối ưu hóa Công cụ tìm kiếm. Và như mong đợi, SEO có nghĩa là tối ưu hóa trang web của bạn cho công cụ tìm kiếm. Nhưng tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm là một cách mới hơn để suy nghĩ về thuật ngữ SEO. Thậm chí một số người còn gọi là tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm “SEO mới”.

Tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm là tối ưu hóa cho tất cả mọi ngưởi ở tất cả các địa điểm mà thương hiệu và nội dung của bạn có thể xuất hiện.

Chiến lược tìm kiếm yêu cầu chúng ta tạo trải nghiệm thương hiệu, sử dụng kết quả tìm kiếm để xây dựng sự liên quan. Theo một nghiên cứu của Forrester năm 2006, 93% trải nghiệm trực tuyến bắt đầu bằng một công cụ tìm kiếm. Điều đó có nghĩa là công cụ tìm kiếm là biển quảng cáo lớn nhất của các thương hiệu.

Công cụ tìm kiếm cũng di chuyển cùng với chúng ta ở bất cứ nơi đâu. Google đề cập đến những trải nghiệm tìm kiếm này như là những khoảnh khắc với bốn trong số những trải nghiệm lớn nhất:

– Tôi muốn biết
– Tôi muốn đi
– Tôi muốn làm
– Tôi muốn mua

Chiến lược SEO hiện đại yêu cầu chúng ta phải sáng tạo để được hiển thị.

Xếp hạng Above the Fold: Desktop vs. Mobile

Hãy xem các kết quả này. Bạn nhìn thấy gì?

slide

Trên mobile, không có kết quả tự nhiên trong above the fold.

Trên desktop, bạn chỉ nhìn thấy kết quả tự nhiên là một featured snippet.

Trên Google, ngoài quảng cáo trả tiền, bạn cũng phải chiến đấu với search features. Bạn phải tối ưu hóa mọi cách bạn có thể để cải thiện khả năng hiển thị của thương hiệu. Đôi khi xếp hạng “số một” trong tìm kiếm tự nhiên sẽ không quan trọng vì trang bạn đang cố gắng xếp hạng sẽ không hiển thị “đầu tiên”. Hãy xem hình ảnh này:

[​IMG]

Tin tức và nội dung xã hội

Google News và nội dung xã hội là những lĩnh vực mà nội dung có thể giành được khả năng hiển thị tốt. Nhưng các tin tức và xã hội hoàn toàn phụ thuộc vào tính mới mẻ của truy vấn (chủ đề hiện tại/nóng hổi).

Để xếp hạng/xuất hiện trong các khu vực này, bạn cần hiểu rõ về không gian của mình và cách Google phản hồi một truy vấn. Không phải mọi truy vấn đều hiển thị các tin tức hay nội dung xã hội, do vậy điều quan trọng là phải hiểu từ khóa phản hồi theo những cách khác nhau như thế nào.

Knowledge Panels

Knowledge Panels được cung cấp bởi Google Knowledge Graph, nó hiển thị thông tin cơ bản về doanh nghiệp. Nó bao gồm những thứ như:

– Vị trí
– Số điện thoại
– Xếp hạng
– Giờ hoạt động

Đây là một cách để xây dựng niềm tin cho thương hiệu của bạn. Việc có được những panel này là quan trọng nếu bạn là một thương hiệu. Nếu bạn không có trong Knowledge Graph thì bạn có thể gặp rắc rối.

People Also Ask

People also ask là một tính năng tìm kiếm khác trong đó nội dung được lấy trực tiếp phù hợp với kết quả. Đây là những thuật ngữ mà mọi người đang tìm kiếm và nội dung từ các trang web được đưa vào để hiển thị kết quả này. Bạn có thể sử dụng tính năng tìm kiếm này để xác định các cơ hội tối ưu hóa nội dung hoặc các phần nội dung mới mà bạn có thể tạo để nhắm mục tiêu vào đối tượng bạn muốn tiếp cận.

Áp dụng SEO vào các nền tảng khác nhau

Ngoài việc tối ưu hóa cho các phần khác nhau của kết quả tìm kiếm, bạn có thể áp dụng phương pháp SEO cho bất kỳ nền tảng nào mà ai đó có thể tìm kiếm.

Những cơ hội tối ưu hóa này bao gồm:

– Tối ưu hóa app store
– Tối ưu hóa kênh Youtube và video
– Tối ưu hóa Google My Business
– Tối ưu hóa Social media
– Trang web của bên thứ ba và công cụ tìm kiếm dọc (ví dụ: Amazon và Yelp).

Tất cả các nền tảng này hoàn toàn thích ứng với các nguyên tắc của SEO và cung cấp cơ hội cho thương hiệu của bạn.

Ngoài ra, khi bạn tối ưu hóa cho các trải nghiệm tìm kiếm khác, nội dung thương hiệu cũng có thể được đưa vào kết quả tìm kiếm truyền thống (Google, Bing…).

Tóm lại:

– Hãy hiển thị nhiều nhất có thể. Sử dụng mọi phần của kết quả để tạo trải nghiệm tìm kiếm.
– Tối ưu hóa bên ngoài công cụ tìm kiếm.

Bối cảnh SEO lớn hơn nhiều khi mục tiêu là tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm chứ không chỉ là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

2. Tối ưu hóa nội dung cho con người

[​IMG]

Luôn tối ưu hóa cho mọi người chứ không phải là công cụ tìm kiếm. Tạo nội dung cho khách hàng chứ không phải với mục đích duy nhất là xếp hạng cao hơn. Khi bạn đặt mọi người vào trung tâm chiến lược nội dung của mình, rất có thể bạn sẽ thành công hơn trong công cụ tìm kiếm.

Nội dung, Từ khóa & Thuật toán tìm kiếm

Google đã thực hiện một số cập nhật thuật toán và thay đổi trong những năm qua. 2 thay đổi quan trọng đó là cách chúng ta suy nghĩ nội dung và từ khóa:

Hummingbird: Bản cập nhật này đã giúp Google hiểu đầy đủ các truy vấn. Nó cũng giới thiệu khái niệm ngữ nghĩa hoặc các từ khóa khác nhau xung quanh một chủ đề chính. Tối ưu hóa các trang của bạn với một từ khóa duy nhất không còn là một chiến thuật SEO khả thi nữa và nó cũng không tự nhiên đối với mọi người.

RankBrain: Bản cập nhật này đã giúp Google hiểu các truy vấn mà trước đây chưa từng xử lý và tạo ra sự kết hợp cần thiết để giải mã toàn bộ ý nghĩa của truy vấn để cung cấp kết quả thông qua machine learning. Đây là một trong ba yếu tố xếp hạng hàng đầu cùng với nội dung và liên kết.

Vậy 2 bản cập nhật thuật toán này tác động như thế nào đến chiến lược nội dung? Bạn không muốn tập trung quá nhiều vào từ khóa. Trong khi thứ hạng là quan trọng nhưng nó không phải là thứ quan trọng duy nhất. Đôi khi, từ khóa có thể phản bội bạn. Từ khóa có thể mang đến khối lượng tìm kiếm cao nhưng có thể thiếu giá trị.

Bạn hãy thực hiện tìm kiếm này [email marketing]:

[​IMG]

Khối lượng tìm kiếm cho từ khóa cụ thể này là khoảng 18.000. Ngay cả khi bạn đã viết nội dung đủ tốt để xếp hạng cho từ khóa này thì có bao nhiêu truy cập đến? Bạn có thể tạo ra bao nhiêu chuyển đổi? Có lẽ không nhiều. Có một sự khác biệt rõ ràng trong một thuật ngữ như “email marketing” và “enterprise cross-channel marketing platforms”. Vậy sự khác biệt là gì? Đó là ý định.

Một từ khóa cung cấp thông tin trong khi từ khóa kia là giao dịch. Truy vấn giao dịch có giá trị hơn vì nó tạo ra chuyển đổi.

Bạn có thể tối ưu hóa cho nhiều truy vấn giao dịch hơn bằng cách nhắm mục tiêu vào từ khóa dài. Đặc tính của từ khóa này sẽ giúp bạn tạo nội dung có liên quan hơn và nhận được lưu lượng truy cập chất lượng hơn vào trang web của bạn.

Ở cấp độ chiến thuật, bạn phải sáng tạo cho chủ đề và nghiên cứu từ khóa. Thực sự hiểu cách thức mọi người tìm kiếm.

Những vấn đề nội dung

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của nội dung. Không có nội dung thì không có khả năng hiển thị. Để nhấn mạnh tầm quan trọng của nội dung hãy xem xét điều này:

– 60% truy vấn chứa 4 từ trở lên

– Trung bình số từ trên trang đầu tiên của Google là gần 1.900 từ

Điều này đặt ra câu hỏi: làm thế nào để chúng ta biết những gì mọi người muốn? Làm thế nào để chúng ta biết mọi người tìm kiếm những gì?

Hãy cung cấp nội dung mà mọi người muốn

[​IMG]

Nếu bạn chú ý thì bạn sẽ biết đối tượng của bạn muốn gì. Một trong những công cụ đối tượng tốt nhất có trong kết quả tìm kiếm của Google:

– Autocomplete.
– People also ask.
– Related searches.

Đó là tất cả các truy vấn/câu hỏi mà mọi người hỏi khi họ tìm kiếm. Giải quyết và trực tiếp trả lời các câu hỏi sẽ giúp bạn cung cấp nội dung phù hợp cho người tìm kiếm. Nó cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình.

Lắng nghe social

Nền tảng social cũng cung cấp nhiều cơ hội để tìm hiểu về con người và lắng nghe nhu cầu. Nhiều người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để than phiền. Rất nhiều. Do vậy hãy tận dụng lợi thế của nó. Sử dụng các phần bình luận của bạn hoặc của đối thủ cạnh tranh. Chọn các chủ đề phổ biến. Theo dõi các cuộc đàm thoại trên mọi mạng xã hội bạn đang hoạt động.

Mọi người than phiền về điều gì? Có thể là:

– Các vấn đề dịch vụ khách hàng
– Không tìm thấy doanh nghiệp khi doanh nghiệp của bạn đang mở cửa
– Các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn

Bạn có thể biến bất kỳ nội dung nào trong số này thành nội dung của bạn.

Nghiên cứu sự cạnh tranh

Việc phân tích các trang web trong kết quả tìm kiếm với các chủ đề cạnh tranh tiết lộ rất nhiều về những gì đang hoạt động và những gì không hoạt động của doanh nghiệp. Audit nội dung và tìm khoảng trống nội dung hoặc các khu vực bạn muốn cạnh tranh.

Mục tiêu cuối cùng luôn giống nhau: có được nhiều ngữ cảnh hơn, mở rộng các chủ đề mà đối tượng của bạn cần.

Loại nghiên cứu này có thể gây khó chịu. Có thể bạn phải đối mặt với một vài khó khăn khi bạn thực hiện. Nhưng điều đó là đáng để làm khi bạn hiểu được nhu cầu của những người bạn muốn tiếp cận.

Hãy làm Mobile-First

Nội dung tuyệt vời có nghĩa là tối ưu khả năng truy cập trên mọi thiết bị. Những trải nghiệm mobile-first thực sự là tải càng nhanh càng tốt.

Một cách để làm điều này là sử dụng AMP đặc biệt nếu bạn dựa nhiều vào lưu lượng truy cập tự nhiên trên thiết bị di động. Việc có nội dung tải nhanh như chớp chỉ đơn giản là trải nghiệm người dùng tốt (và kinh doanh tốt). Các trang tải chậm có thể ảnh hưởng đến hiệu suất SEO của bạn và điểm mấu chốt là: luôn thử nghiệm và tối ưu hóa.

Nếu bạn không chắc chắn về trải nghiệm di động của mình, hãy kiểm tra tất cả các trang của bạn. Sử dụng bất kỳ công cụ nào bạn có thể để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.

Có nhiều công cụ tuyệt vời như Pagespeed Insights. Sử dụng chúng để xác định các khu vực có vấn đề.

Thực tế thú vị: Trong năm 2012, Google đã tìm ra rằng họ sẽ mất 8 triệu lượt tìm kiếm mỗi ngày bằng việc làm chậm kết quả tìm kiếm xuống 4/10 của 1s. Mặc dù điều đó không nhiều nhưng xét về kết quả đem lại Google cung cấp kết quả cho hơn 3 tỷ truy vấn mỗi ngày. Điều đó khiến Google mang về doanh thu ít hơn. Và quảng cáo chủ yếu là cách để Google kiếm tiền từ nó.

Hãy chuẩn bị cho Mobile-First Index

Trong nhiều năm, Google đã yêu cầu mọi người chuyển sang mobile-first nhưng hiện tại nó đang xảy ra với mobile-first index.

Điều này có nghĩa là Google sẽ crawl trang web trên thiết bị di động ở tần suất cao hơn phiên bản desktop. Điều đó cũng có nghĩa là mobile sẽ quan trọng hơn bao giờ hết với SEO. Theo dõi chặt chẽ sự phát triển của lĩnh vực này.

Làm một phần SEO cho DNA của bạn

Tối ưu hóa nội dung của bạn ngay từ đầu sẽ giúp bạn tránh khỏi những cơn đau đầu. SEO là một quá trình chứ không phải là một mục tiêu. SEO không bao giờ được coi là hoàn thành. Bạn không bao giờ hoàn thành việc tối ưu hóa. Mỗi trang có thể được tối ưu hóa vì không có một trang web nào hoàn hảo. Bạn cần phải trở thành “hoàn hảo nhất”. Hay nói cách khác, bạn không cần một trang web tốt nhất trên thế giới. Bạn chỉ cần một trang web tốt hơn đối thủ cạnh tranh của bạn.

Các khái niệm SEO cơ bản là cách hoàn hảo để thực hiện điều đó:

– Tối ưu hóa title và meta description.
– Sử dụng URL thân thiện với công cụ tìm kiếm và có thể đọc được với người dùng.
– Tối ưu hóa nội dung video.
– Tối ưu hóa các thẻ header (H1, H2, H3…)
– Liên kết đến những nội dung sâu hơn trong trang web của bạn
– Tạo và tối ưu hóa nội dung có liên quan đến chủ đề.

Tất cả những mục này không còn xa lạ gì với các chuyên gia SEO. Nhưng bạn có thể ngạc nhiên khi thấy tần suất các trang web không có những thứ cơ bản nhất (ví dụ: thẻ title trên các trang quan trọng nhất của họ).

Điều hướng và cấu trúc internal linking là xương sống của trang web. Sử dụng nó để thông báo cho công cụ tìm kiếm các chủ đề của trang web.

Tóm lại:

– Hãy bám chặt lấy từ khóa dài. Đừng giới hạn bản thân bằng chiến lược nhắm mục tiêu vào các từ khóa chung chung/không rõ ràng.

– Hiểu ý định của khán giả và tạo nội dung cho họ. Lắng nghe khán giả của bạn. Họ sẽ cho bạn biết bạn cần tạo nội dung gì.

– Tối ưu hóa ngay từ đầu. Xây dựng nền tảng của bạn và đưa vào tất cả các khái niệm cơ bản (kỹ thuật SEO và tối ưu hóa on-page).

3. Tối ưu hóa tìm kiếm giọng nói

Tìm kiếm giọng nói đang đến gần hơn so với những gì bạn nghĩ. Chú ý đến những thay đổi trong hành vi tìm kiếm và những thay đổi trong kết quả tìm kiếm. Thu thập thông tin chi tiết ngay bây giờ để chuẩn bị cho tương lai.

Một thế hệ hoàn toàn mới của con người đang đến. Mối quan hệ chính của họ với công cụ tìm kiếm là nói chuyện với nó – không phải là gõ hay tap. Đây là một thay đổi lớn.

Với sự gia tăng của các thiết bị hỗ trợ giọng nói dễ sử dụng chúng ta đang nhanh chóng tiếp cận sự thay đổi giọng nói đầu tiên trong hành vi tìm kiếm.

[​IMG]

Vị trí số 0

Featured snippets đã bắt đầu đóng vai trò quan trọng trong cách Google cung cấp kết quả tìm kiếm. Đây là lĩnh vực mới trong SEO.

Featured snippets của Google xuất hiện phía trên kết quả tìm kiếm tự nhiên cung cấp lưu lượng truy cập lớn, khả năng hiển thị và niềm tin. Mọi người tin tưởng featured snippets đến nỗi họ thường không click vào bất kỳ kết quả nào.

Vị trí số 0 phần lớn là Google cung cấp câu trả lời trực tiếp cho các câu hỏi, trích xuất trực tiếp nội dung từ trang web vào tính năng featured snippet.

Tối ưu hóa cho Tìm kiếm giọng nói

Tìm kiếm giọng nói có một kết quả. Vị trí số 0 là kết quả duy nhất. Để thành công thì điều quan trọng duy nhất là phải biết nội dung và bối cảnh tìm kiếm:

– Xác định các câu hỏi và truy vấn phổ biến mà đối tượng bạn có.
– Tạo nội dung để trực tiếp giải quyết các câu hỏi và truy vấn đó.

Chuyển nội dung thành những hành động và kỹ năng

Google lấy một vài loại nội dung đã xuất bản và làm cho nội dung có thể tìm kiếm được với:

– Tin tức
– Recipes
– Podcasts

Kỹ năng Alexa cũng làm cho nội dung có thể được tìm kiếm:

– Các dịch vụ web
– Tìm kiếm thông tin

Tương lai của tìm kiếm giọng nói

Có rất nhiều điều chúng ta vẫn chưa biết về tìm kiếm giọng nói.

– Dữ liệu tìm kiếm giọng nói không có sẵn: Google không hiển thị dữ liệu tìm kiếm giọng nói trong Search Console giống như cách nó làm với tìm kiếm desktop hay mobile.

– Hành vi tìm kiếm đang thay đổi như thế nào: Khi mobile đang trở thành một thứ gì đó, chúng ta có dữ liệu để hiển thị các tìm kiếm “gần tôi”, phản ánh những tìm kiếm khi đang di chuyển. Chúng ta chưa biết tìm kiếm giọng nói tương đương với tìm kiếm “gần tôi”.

Chúng ta biết những gì?

Chúng ta biết tìm kiếm giọng nói chứa 10% của tất cả tìm kiếm và con số đang tăng lên. Cũng giống như mobile 6-7 năm trước, tìm kiếm giọng nói đang đến.

Do vậy đây là cơ hội SEO. Làm thế nào để chúng ta xác định được trải nghiệm tìm kiếm giọng nói để tiếp tục có mặt cùng với nội dung liên quan khi mọi người cần nó?

Tóm lại:

– Hãy chuẩn bị cho một thế giới voice-first
– Tối ưu hóa vị trí số 0 cho tìm kiếm giọng nói
– Tạo nội dung có thể tìm kiếm trên các thiết bị hỗ trợ giọng nói

Tổng kết

Khi bạn tiếp cận SEO, đặc biệt là về mặt nội dung thì hãy đảm bảo chiến lược của bạn tính đến 3 lĩnh vực sau:

– Tạo trải nghiệm tìm kiếm là SEO mới. Tối ưu hóa mọi cơ hội bạn có thể. Xây dựng niềm tin ở những người đang tìm kiếm thương hiệu của bạn cho dù bạn ở đâu.

– Tạo nội dung cho mọi người chứ không phải công cụ tìm kiếm. Đây là cách bạn cung cấp trải nghiệm kỹ thuật số tuyệt vời và hiểu khách hàng của mình tốt hơn. Tập trung vào các chủ đề mà mọi người mong muốn hơn là lo lắng về từ khóa. Sử dụng nội dung của bạn để lắng nghe khán giả của bạn và tạo nội dung trực tiếp giải quyết các câu hỏi và những quan tâm của họ. Xây dựng nền tảng bạn cần cho SEO trong tương lai.

– Tìm kiếm giọng nói đang đến. Đừng chờ đợi. Nhắm đến vị trí số 0 trong kết quả tìm kiếm và làm cho nội dung có thể tìm kiếm được bằng giọng nói.

Ghi nguồn diễn đàn marketing khi sao chép lại nội dung này.
Bài viết có tham khảo và sử dụng nội dung từ SEJ.
Link: Những nền tảng cơ bản của SEO: hướng dẫn để SEO thành công năm 2018.​

6 lý do tại sao Google đưa ra vấn đề Valid HTML

Một tweet gần đây từ Gary Illyes đã thu hút sự chú ý về các vấn đề invalid HTML. Google ok với invalid HTML. Các trang support của Google khuyến khích các nhà xuất bản code valid HTML. Gary Illyes đã tweet thông điệp sau:

“Kính gửi JavaScript frameworks và plugins,

Nếu bạn có thể ngừng đặt các thẻ invalid vào phần head HTML như IMG và DIV thì điều đó sẽ rất tuyệt vời”.

[​IMG]
Gary Illyes kêu gọi mọi người chú ý đến tầm quan trọng của valid HTML.

JavaScript frameworks và các code packages đóng vai trò là các khối xây dựng cho các ứng dụng và trang web. Chúng tăng tốc độ việc phát triển một trang web. Các plugins tham chiếu đến các add-ons cho các hệ thống quản lý nội dung.

Facebook yêu cầu một số nhà quảng cáo thêm mã theo dõi hình ảnh trong phần head của webpage. Điều này gây ra một loạt các lỗi HTML và ảnh hưởng đến cách Google crawl và index một webpage đặc biệt liên quan đến thẻ Hreflang.

[​IMG]

Google nói valid HTML không phải là một vấn đề

Trang support của Google nhắc đến tầm quan trọng về tính tương thích của trình duyệt họ nói rằng nhìn chung code invalid là tốt.

“Mặc dù chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng valid HTML nhưng đó không phải là yếu tố trong cách Google crawl và index trang web của bạn”.

Vào năm 2017, John Muller được hỏi rằng valid HTML có đóng vai trò trong việc xếp hạng và câu trả lời của Muller khá rõ ràng rằng valid HTML không quan trọng.

John Muller đã tweet:

“Miễn là nó được render và SD được trích xuất: valid không quá quan trọng”.

[​IMG]

Một nhà xuất bản khác tiếp tục hỏi valid HTML có giúp xếp hạng?. Câu trả lời của Muller rất rõ ràng:

[​IMG]

Đây chỉ là một trong số các tuyên bố của Google nói rằng các nhà xuất bản không cần phải lo lắng về việc valid HTML. Hầu hết các trang web không valid và Internet không bị sụp đổ. Tuy nhiên có những lý do tại sao bạn nên cân nhắc valid HTML.

6 lý do Google khuyên valid HTML

1. Có thể ảnh hưởng đến tốc độ crawl

2. Ảnh hưởng đến khả năng tương thích của một trình duyệt

3. Giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn

4. Đảm bảo rằng các trang hoạt động ở khắp mọi nơi

5. Hữu ích cho Google Shopping Ads

6. Invalid HTML trong phần head làm hỏng hrfelang

1. Có thể ảnh hưởng đến tốc độ crawl

Trong trang Google Search Console, Google nói rằng invalid HTML có thể ảnh hưởng đến việc crawl và index của một web page.

“HTML hỏng hoặc nội dung không được hỗ trợ trên trang của bạn: Nếu Googlebot không thể phân tích nội dung của trang…nó sẽ không thể crawl chúng. Sử dụng Fetch as Google để xem cách Googlebot xem trang của bạn”.

2. Ảnh hưởng đến khả năng tương thích của một trình duyệt

Trong trang webmaster support khác, Google khuyến khích sử dụng valid HTML để đảm bảo web page được render chính xác.

Googlebot render trang web của bạn như một trình duyệt, 41 phiên bản Chrome là riêng biệt. Valid code HTML sẽ giúp đảm bảo rằng trang web của bạn hiển thị tốt trên tất cả các trình duyệt. Ví dụ: Thuộc tính tùy chỉnh CSS không được phiên bản Chrome hỗ trợ.

“Valid HTML, HTML rõ ràng là một chính sách bảo hiểm tốt và việc sử dụng CSS riêng biệt có thể giúp render các trang và tải nhanh hơn”.

3. Giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn

Rõ ràng Google sử dụng tín hiệu trải nghiệm người dùng làm tín hiệu trong quá trình xếp hạng. Đó là yêu cầu toàn bộ trang web phải mobile friendly và đếm số lượng quảng cáo và popup trên một web page.

Không có gì chắc chắn để nói rằng Google trực tiếp sử dụng valid HTML làm tín hiệu xếp hạng. Nhưng có thể nói rằng valid HTML có thể gián tiếp ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và do đó có thể trở thành tín hiệu trải nghiệm người dùng tích cực bởi trang được render hoàn hảo và nhanh chóng.

Ví dụ: valid HTML có thể giúp web page hoạt động trên tất cả các thiết bị, trình duyệt và hệ điều hành. Yếu tố trải nghiệm người dùng này quan trọng đến mức nó được đưa vào Google Webmaster Guidelines:

“Giúp khách truy cập sử dụng các trang của bạn, đảm bảo rằng tất cả các liên kết tới trực tiếp các web page. Sử dụng valid HTML“.

4. Đảm bảo rằng các trang hoạt động ở khắp mọi nơi

Code HTML kém khiến trình duyệt chuyển sang “quirks mode”. Quirks mode có nghĩa là trình duyệt đang thực hiện thay đổi đối với cách trang được render. Thường thì web page được render tốt nhưng thỉnh thoảng trang hoạt động không chính xác.

5. Hữu ích cho Google Shopping Ads

Google Merchant Center là công cụ để tạo Shopping Ads. Trang Google Merchant Center support khuyên bạn nên sử dụng valid HTML.

Sử dụng valid HTML. Chúng tôi cũng phát hiện giá bạn đang hiển thị dựa vào cấu trúc trang đích của bạn. Sử dụng valid HTML giúp chúng tôi phát hiện đúng giá…Sử dụng dịch vụ W3C validation(validator.w3.org ) để kiểm tra HTML của bạn”.

slide

6. Invalid HTML trong phần head làm hỏng hrfelang

Trong Webmaster Hangout từ năm 2016, các nhà xuất bản web đã hỏi tại sao Google không chọn thẻ hreflang. Muller trả lời rằng invalid code trong phần head có thể làm hỏng quá trình crawl và khiến nó không thể index thẻ hreflang.

Dưới đây là cách John Muller giải thích:

Có thể chúng tôi không nhận thấy hreflang markup ở trên tất cả các trang đó. Ví dụ: chúng tôi có thể crawl và index các trang đó nhưng khi chúng tôi hiển thị các trang đó, phần nào đó trong phần head của trang sẽ được thêm vào sớm và nó sẽ làm hỏng mọi thứ trong head bao gồm cả hreflang markup.

Vấn đề valid HTML

Trang Google support hiển thị các vấn đề HTML. Tweet gần đây của Gary Illyes về việc sử dụng valid HTML trong phần header nhắc nhở tầm quan trọng của việc valid HTML. Việc valid web page có thể bảo vệ một web page khỏi các lỗi không lường trước được.

Nếu bạn quan tâm đến việc tìm hiểu sâu về những gì làm hỏng HTML, tôi khuyên bạn nên đọc bài viết này.

Ưu điểm của valid HTML

Matthew Edward của SpringBoardSEO.com có nhiều kinh nghiệm trong việc chỉnh sửa web page để làm cho chúng valid.

Ông nói: “Nó có thể giúp bạn ngăn chặn các vấn đề render mà một số trình duyệt sẽ bỏ qua nhưng có một số trình duyệt thì không. Hầu hết các lỗi sẽ ngăn cản Google crawl và index một trang”.

Valid HTML không phải là một vấn đề

Hầu hết các trang web không bị ảnh hưởng khi code HTML kém. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo rằng không có bất kỳ lỗi crawl nào có thể ảnh hưởng đến trang web của bạn.

Ghi nguồn diễn đàn marketing khi sao chép lại nội dung này.
Link: 6 lý do tại sao Google đưa ra vấn đề Valid HTML.

Top 7 tín hiệu xếp hạng: Điều gì thực sự quan trọng trong năm 2018?

Mỗi năm Google đưa ra một yếu tố xếp hạng mới.

Trong năm 2014, HTTPS đã trở thành một tín hiệu xếp hạng.

Trong năm 2015, khả năng sử dụng di động đã trở thành tín hiệu xếp hạng.

Sau đó, năm 2016 RankBrain xuất hiện.

Và trong năm 2017 đã có sự thúc đẩy quan trọng hơn đối với nhiều trang web HTTPS.

Bây giờ, vào năm 2018, tốc độ trang trên thiết bị di động dường như là yếu tố xếp hạng lớn tiếp theo để tập trung vào.

Như những gì đã nói, John Mueller khuyến khích chúng tôi “sự kinh hoàng” là chìa khóa để xếp hạng trong Google.

[​IMG]

Nhưng, với hơn 1 tỷ trang web trực tuyến ngày hôm nay làm thế nào để bạn tạo ra sự khiếp sợ?

Một điều tôi biết chắc chắn là tất cả các yếu tố xếp hạng này đều được định hình để tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn, tuyệt vời hơn.

Google đánh giá các trang web dựa trên hàng trăm yếu tố xếp hạng, biết nơi để nhắm mục tiêu chiến lược SEO của bạn vào năm 2018 dường như là không thể. Nhưng tin tốt là: Tín hiệu xếp hạng sẽ tiếp tục thích ứng với người dùng.

Điều này có nghĩa là xu hướng SEO mới đã tồn tại trong thuật toán hiện tại – và với một chút sáng tạo và hiểu biết về SEO, bạn hoàn toàn có thể xếp hạng tốt vào năm 2018.

Trong khi tín hiệu xếp hạng chỉ đơn giản là 7, các yếu tố nêu trong bài viết này là những điều mà tôi cho là quan trọng nhất trong năm nay. Dưới đây là các yếu tố xếp hạng thực sự quan trọng vào năm 2018.

1. Xuất bản nội dung chất lượng cao

Không ai nói rằng “Tôi không cần nội dung chất lượng để xếp hạng trang web của mình”. Chất lượng trang web và nội dung blog vẫn còn rất quan trọng cho năm 2018. Nội dung vẫn ngự trị như vua.

Như Rand Fishkin của Moz.com đã chỉ ra trong Whiteboard Friday, nội dung được tối ưu hóa cho các từ khóa vẫn mang sức mạnh SEO. Nội dung của bạn cần cung cấp thông tin có giá trị. Tạo các trang không có giá trị thực có thể là nỗi ám ảnh của bạn nhờ các bản cập nhật thuật toán Panda và Fred của Google.

Các trang như này.

[​IMG]

Hoặc như này:

[​IMG]

Ngay cả những tên tuổi lớn như eBay.com và Apple.com cũng không xứng đáng với vương miện nội dung. Nội dung sơ sài làm tổn hại cả 2 thương hiệu.

Nội dung chất lượng cao là việc tạo các trang tăng thời gian trên trang, tỷ lệ thoát thấp hơn và cung cấp nội dung hữu ích cho người dùng.

Các trang blog như thế này và hướng dẫn như thế này là loại nội dung chất lượng cao và người dùng mong muốn. Các trang nội dung chất lượng cao phải làm nhiều hơn cho SEO. Chúng cũng phải bao gồm các lĩnh vực sau để tăng sự hiện diện trong SERPs:

Ý định tìm kiếm

Biết mục đích tìm kiếm của người dùng là điều cần thiết để tạo các trang thúc đẩy lưu lượng truy cập tự nhiên.

CoSchedule tăng 594% lưu lượng truy cập bằng cách định hình lại chiến lược nội dung SEO của mình để phù hợp với ý định của người tìm kiếm. Và thậm chí Google đã cập nhật kết quả tìm kiếm bằng một featured snippet mới được thiết kế cho các truy vấn “nhiều mục đích”.

Để hiểu ý định của những người tìm kiếm bạn cần phải đi sâu vào Google Analytics để xem người dùng đang tìm kiếm những gì. Các báo cáo như Site Search và User Flow có thể cung cấp cho bạn ý tưởng về những gì khách hàng của bạn đang tìm kiếm.

[​IMG]

Bạn cũng có thể xem báo cáo Search Analytics trong Google Search Console. Báo cáo này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về những gì mọi người đang nhấp vào SERPs để truy cập trang web của bạn.

Nghiên cứu từ khóa

Mặc dù nghiên cứu từ khóa là không cần thiết để xếp hạng nhưng nó vẫn hỗ trợ tạo nội dung chất lượng. Không giống như nghiên cứu từ khóa truyền thống, ngày nay từ khóa đóng vai trò như một lộ trình tạo nội dung.

Thông qua nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khai thác dữ liệu, bạn có thể khám phá các từ khóa có khối lượng tìm kiếm trung bình nhưng tỷ lệ nhấp chuột cao.

Chris Hornack, người sáng lập Blog Hands đã thấy mức tăng 80% lưu lượng truy cập tự nhiên sau khi thực hiện nghiên cứu từ khóa. Do vậy, bạn cần xác định các từ khóa chính và nhóm chúng vào các chủ đề phù hợp cho người tìm kiếm của bạn.

Ví dụ: một nghiên cứu của Google đã phát hiện ra rằng các truy vấn tìm kiếm trên thiết bị di động như “brands like” và “stores like” tăng 60% trong hai năm qua. Nghiên cứu này giải thích sự cần thiết phải điều chỉnh chiến lược từ khóa của bạn cho người dùng di động. Andrea Lehr một nhà chiến lược chia sẻ thông tin chi tiết về cách cô đã nhóm từ khóa của mình.

Tìm kiếm giọng nói

Theo Google, 72% mọi người sở hữu một loa kích hoạt giọng nói trên thiết bị của họ, họ thường sử dụng nó như là một phần trong thói quen hàng ngày. Rõ ràng, sự tăng trưởng của các trợ lý AI như Siri, Alexa và Cortona, tìm kiếm mới đang đến.

Gần đây, Brian Dean đã chia sẻ những hiểu biết của ông về việc tối ưu hóa tìm kiếm giọng nói sau khi xem 10.000 kết quả của Google Home.

Rich Snippets

Rich snippets sử dụng schema để đánh dấu văn bản và dữ liệu để hiển thị tốt hơn trong kết quả tìm kiếm của Google.

[​IMG]

Rich snippets có thể tăng CTR của bạn và giảm tỷ lệ thoát vì nó cho phép người dùng xem trước nội dung của bạn trước khi họ click vào nội dung đó.

Bằng cách xây dựng nội dung chất lượng cao cho trang web của bạn, bạn tạo một nơi ấm áp và hấp dẫn cho người dùng và công cụ tìm kiếm của bạn. John Mueller sẽ không tiết lộ yếu tố xếp hạng dành cho featured snippets, do vậy chúng tôi chỉ có thể sử dụng các hướng dẫn featured snippet của Google.

Rob Bucci, Giám đốc điều hành của STAT Search Analytics chia sẻ những hiểu biết của mình về cách lấy featured snippets. Bạn có thể xem chi tiết tại đây.

2. Tạo trang web mobile friendly

Hãy nhớ rằng khi một phiên bản di động của trang web được lưu trữ tại m.URL.com thì bạn nên làm gì? Mặc dù điều này sẽ không làm hại bạn ngay lập tức, nhiều trang web sẽ chuyển trang web mobile để hướng tới việc xây dựng trang web responsive. Mặc dù Google đã cho biết họ không công khai ủng hộ bất kỳ cách thiết lập trang web mobile (cho dù đó là URL responsive, dynamic hay URL riêng biệt) khi nói đến thứ hạng, trang web responsive là dạng thức được họ đề xuất.

Google đã tuyên bố rằng thiết kế responsive giúp “thuật toán của họ chỉ định chính xác thuộc tính index cho trang thay vì cần phải báo hiệu sự tồn tại của các trang trên desktop/mobile”.

Trong thời đại mobile-first index, trang web mobile của bạn là mạch máu mang đến sự tồn tại của bạn trong SERPs. Để luôn sống, hãy làm theo các nguyên tắc của Google và đảm bảo nội dung khớp với nhau trên desktop và mobile.

Bất cứ khi nào có thể hãy làm cho công cụ tìm kiếm dễ dàng cải thiện kết quả của nó.

3. Tạo một trang web bảo mật (HTTPS)

Gần một năm trước, Dr. Pete J. Meyers đã viết rằng 30% trang kết quả Google đang sử dụng HTTPS. Mặc dù không chuyển sang HTTPS sẽ không gây hại cho trang web của bạn nhưng đã có một số thay đổi kể từ lần đầu tiên Google công bố HTTPS là tín hiệu xếp hạng vào năm 2004.

Vào năm 2017, Google đã thông báo rằng trình duyệt Chrome sẽ bắt đầu gắn cờ vào trang web “không an toàn” trong thanh URL khi chúng không phải là HTTPS. Và sau thông báo cuối cùng của họ, bạn có thể bắt đầu thấy sự gia tăng tỷ lệ thoát nếu bạn không thực hiện chuyển đổi. Dưới đây là giao diện Chrome khi bạn triển khai HTTPS:

[​IMG]

Tất cả điều này cho thấy rằng Google nghĩ HTTPS là cần thiết. Tuy nhiên, việc chuyển sang HTTPS cũng có thể mang lại rất nhiều vấn đề về chuẩn hóa cho trang web của bạn nếu không được thực hiện đúng.

4. Cải thiện trải nghiệm người dùng

Trải nghiệm người dùng (UX) có tác động đến SEO. Nếu bạn không nghĩ về UX, trang web của bạn sẽ kết thúc trong thùng rác. Trên thực tế, 38% mọi người sẽ ngừng tương tác với một trang web nếu nội dung và bố cục không hấp hẫn. Main Street Host, một tổ chức digital marketing đã nhìn thấy tăng 66%trên trang profile của họ bằng cách cập nhật nội dung và tối ưu hóa nút CTA.

Và Ezoic thấy tăng 186% doanh thu trên 1.000 khách truy cập sau khi tạo UX tốt hơn. Rover là một ví dụ điển hình về trải nghiệm người dùng tốt:

[​IMG]

Công cụ tìm kiếm xem thời gian dừng như một tín hiệu để xem lượng thời gian người dùng bỏ ra trên một trang web trước khi click vào nút back để quay lại kết quả tìm kiếm.

Thiết kế trải nghiệm người dùng phù hợp với SEO là rất quan trọng nếu bạn muốn thành công trong SERPs. Nó giống như việc chọn bài hát Backstreet Boys mà bạn muốn hát karaoke. Ngay cả khi hiệu suất là tốt nhưng nếu tắt bài hát đi thì không ai sẽ hát cùng với bạn.

Kiến trúc trang web

Kiến trúc trang web là một thành phần liên quan đến trải nghiệm người dùng và có tác động đáng kể đến SEO. John Doherty của Credo tuyên bố, “Một trong những thay đổi lớn nhất tôi có thể thực hiện là sửa kiến trúc trang web “. Đây là một ví dụ về kiến trúc trang web phù hợp:

[​IMG]

Kiến trúc trang web không chỉ giúp người dùng tìm thấy những gì họ đang tìm mà còn có thể giúp trình thu thập tìm thấy nhiều trang hơn trên trang web.

Tóm lại, các trang web của bạn phải dễ sử dụng.

Tất cả các trang và điều hướng càng đơn giản càng tốt.

Người dùng chỉ cần ba đến bốn lần nhấp để tìm bất kỳ trang nào trên trang web. Mặc dù điều này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện với các trang web lớn nhưng có nhiều cách giúp người dùng tìm kiếm để đảm bảo họ tìm thấy những gì họ cần.

5. Tối ưu hóa tốc độ trang

Cuối cùng, tốc độ trang chính thức là yếu tố xếp hạng di động của Google. Với mobile-first index được đưa ra trong năm nay, cuối cùng thiết bị di động tiếp tục là một ưu tiên mới của Google.

Trang web của bạn tải chậm hơn, khách truy cập và doanh thu của bạn sẽ biết mất. Với Amazon, chỉ 1s có thể tốn 1.6 tỷ đô la doanh thu mỗi năm. The Telegraph, một ấn phẩm của Anh phát hiện ra rằng độ trễ 4s đã làm giảm số lượt xem trang xuống còn 11.02%.

Các trang tải nhanh hơn dẫn đến trải nghiệm trang web tổng thể tốt hơn do đó, Google hướng tới việc biến nó thành một yếu tố xếp hạng di động.

6. Làm chủ tối ưu hóa on-page

Liên quan chặt chẽ đến trải nghiệm người dùng là tối ưu hóa on-page, đề cập đến các thành phần kỹ thuật “đằng sau hậu trường” SEO. Những khía cạnh này đã tồn tại trong nhiều năm và vẫn có tác động đáng kể đến khả năng hiển thị trang web của bạn và vị trí SERP cho các từ khóa mục tiêu của bạn.

Mockingbird thấy tăng 62% lưu lượng truy cập tự nhiên chỉ bằng cách cập nhật thẻ H1. Brand New Copy đã tăng 48% lưu lượng truy cập tự nhiên bằng cách dọn sạch metadata và cấu trúc liên kết nội bộ.

Tối ưu hóa trang web có thể giúp nội dung chất lượng cao hiện tại của bạn được công cụ tìm kiếm và người dùng nhìn thấy nhanh hơn. Dưới đây là một số cách tối ưu hóa on-page tạo ra tác động lớn trong năm 2018:

Metadata

Thông tin này bao gồm thẻ tiêu đề và mô tả trang của bạn – thông tin về trang web của bạn mà người dùng thấy trong SERPs. Như SEJ đã báo cáo trong tháng 12, Google đã tăng độ dài snippet. Tuy nhiên, gần đây Danny Sullivan của Google đã xác nhận rằng Google đã giảm độ dài snippet và không có độ dài cố định.

Dù bằng cách nào thì tôi cũng không khuyên bạn viết lại toàn bộ tất cả các mô tả hiện tại của mình. Đôi khi Google lấy nội dung từ trang và chèn nó làm mô tả trong SERP khi nó phù hợp hơn với truy vấn của người dùng. Đây là cách làm:

[​IMG]

Hãy viết tiêu đề và mô tả tốt nhất cho các trang của bạn nhưng hãy nhớ rằng nó không phải lúc nào cũng được sử dụng.

Schema

Schema markup là một thành phần “ẩn” khác của một trang web để công cụ tìm kiếm biết thêm về nội dung của bạn. Được tạo vào năm 2011, hiện có gần 60 loại thông tin khác nhau mà bạn có thể đưa vào.

Schema giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng xác định thông tin cần thiết trên trang web. Ví dụ: schema của bạn cho một doanh nghiệp địa phương có thể trông giống như thế này:

Quy trình Google xếp hạng kết quả tìm kiếm

Bạn đang làm SEO hay chỉ đơn giản thắc mắc về cách mà công cụ tìm kiếm có thể đưa đến bạn kết quả bạn mong muốn. Đọc note này bạn sẽ hiểu phần nào về nguyên lý hoạt động của các thuật toán tìm kiếm giúp bạn có được kết quả tìm kiếm như ý trong thời gian rất ngắn.

Phân tích người dùng

Về cơ bản đầu tiên hệ thống phải hiểu được ý nghĩa “ truy vấn” của người dùng để có thể đưa ra kết quả tương ứng. Chính vì thế để tìm được các trang có thông tin liên quan, bước đầu tiên hệ thống phải phân tích “ từ khóa” trong truy vấn của người dùng có ý nghĩa gì, và từ đó Google xây dựng các kiểu ngôn ngữ để giải mã.

Có lẽ bạn không để ý, các lỗi chính tả khi bạn truy vấn vô tình thành “ từ khóa sai” trước đó, thì hiện nay đã được áp dụng nghiên cứu và đưa ra những gợi ý cho từ khóa đúng chính tả.

sua-loi-chinh-ta

Ngoài lề : có thể bạn không biết rằng Google đã phát triển hệ thống từ đồng nghĩa giúp cải thiện hơn 30% kết quả tìm kiếm, đã tồn tại được hơn 5 năm.

Google đang rất cố gắng để hiểu được thông tin bạn đang tìm kiếm, có phải là truy vấn chính xác, hay là một truy vấn chung chung. Có những từ như “ đánh giá” hay “ hình ảnh” hoặc “ giờ mở cửa” cho thấy một nhu cầu tìm kiếm những thông tin cụ thể.

Kết hợp tìm kiếm của người dùng

Tiếp theo, hệ thống tìm kiếm các trang web có thông tin khớp với truy vấn của người dùng. Khi bạn truy vấn ở mức cơ bản nhất, các thuật toán của Google sẽ dự trên cụm từ tìm kiếm của người dùng trong data được index trước đó để tìm các trang thích hợp. Hệ thống phân tích tần suất và vị trí đặt của từ khóa, trong tiêu đề,trong heading, trong đoạn nội dung để xếp hạng.

Kết hợp với từ khóa, các thuật toán tìm kiếm sẽ cố gắng tìm kiếm các nội dung liên quan . Để dễ hiểu khi bạn có một truy vấn bất kì như là “ con chó “, hẳn bạn sẽ không bao giờ muốn vào một trang chỉ có chữ “ con chó “ lặp lại hàng trăm lần ( điều đó rất khó chịu cho người dùng ).

Chính vì thế mà Google luôn cố gắng tìm kiếm các trang có chứa các câu trả lời cho truy vấn của bạn mà không phải dựa hoàn toàn vào tuần suất lặp lại của từ khóa được lặp đi lặp lại nhiều lần.

[​IMG]

Do đó, các thuật toán tìm kiếm phân tích dữ liệu các trang có chứa nội dung liên quan và ưu tiên nó, chẳng hạn như : “ hình ảnh của con chó, video hoặc danh sách các giống chó đẹp “. Chính vì thế viết một nội dung dài và phân tích nó một cách đầy đủ như một chuyên gia sẽ kiếm được điểm ưu tiên từ Google.

Cuối cùng Google sẽ kiểm tra xem nội dung trên trang có được viết cùng ngôn ngữ với truy vấn để ưu tiên các trang cùng ngôn ngữ của người dùng.

>> Bạn nên xem : Trong SEO nội dung như thế nào là chất lượng ?

Xếp hạng trang hữu ích

Đối với một truy vấn điển hình, có hàng ngàn, thậm chí hàng triệu trang web có thông tin có thể có liên quan. Vì vậy để giúp xếp hạng các trang tốt nhất lên trang đầu, Google xây dựng các thuật toán để đánh giá những trang này hữu ích như thế nào.

Các thuật toán này dựa trên hàng trăm yếu tố để phân tích và tìm ra những thông tin hữu ích mà trang web có thể cung cấp. Từ độ tươi mới của nội dung, đến số lần các từ khóa xuất hiện trong bài và điều quan trọng là trải nghiệm của người dùng trên trang web đó có tốt hay không.

Để đánh giá độ tin cậy về chủ đề đó, Google tìm kiếm các trang web được người dùng phản hồi và đánh giá về chất lượng nội dung. Nếu các trang web nổi tiếng cùng chủ đề liên kết tới trang web đó. Google coi đó là một dấu hiệu tốt cho các thông tin có chất lượng cao.

Có rất nhiều website rác cố gắng để xếp hạng lên trang đầu kết quả tìm kiếm bằng các kỹ thuật như lặp đi lặp lại từ khóa quá nhiều lần, hoặc mua các liên kết có PR cao. Các trang web này dường như cung cấp trải nghiệm người dùng rất kém và gây hiểu lầm cho người dùng.

Vì vậy Google cố gắng xây dựng các thuật toán để xác định spam và xóa các trang web vi phạm nguyên tắc quản trị web của Google khỏi dữ liệu kết quả tìm kiếm.

Dựa trên bối cảnh

Dựa vào những thông tin từ lịch sử tìm kiếm, vị trí người dùng và cài đặt tìm kiếm, tất cả những dữ liệu đó giúp Google điều chỉnh kết quả sao cho phù hợp và hữu ích nhất cho người dùng trong thời điểm tìm kiếm.

Ví dụ đơn giản : nếu người dùng tìm kiếm “ đào tạo seo” hay từ “học seo” nếu vị trí truy vấn của người dùng ở Hà Nội, thì nhiều khả năng người dùng sẽ nhận được những kết quả tương ứng về Hà Nội đầu tiên.

[​IMG]
Vị trí tìm kiếm ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa​

Cài đặt tìm kiếm cũng là một trong những vấn đề liên quan đến bối cảnh để đưa ra kết quả hữu ích, nếu người dùng sử dụng cài đặt ngôn ngữ tìm kiếm hay tìm kiếm an toàn ( giúp các bậc cha mẹ tránh trẻ nhỏ bởi những kết quả khiêu dâm )

[​IMG]
Thiết lập tìm kiếm ảnh hưởng đến thứ hạng hiển thị​

Trong một số trường hợp Google cũng có thể cá nhân hóa kết quả bằng cách sử dụng lịch sử tìm kiếm gần đây.

Ví dụ : như nếu bạn từng tìm kiếm “ Barcelona vs Arsenal “, sau đó một khoảng thời gian bạn lại tìm kiếm chỉ về “ Barcelona” thì nhiều khả năng dữ liệu trong lịch sử của bạn sẽ đưa bạn đến thông tin về câu lạc bộ “ Barcelona” chứ không phải là thành phố Barcelona.

Trả lại kết quả tốt nhất

Trước khi Google hiển thị các kết quả cho người dùng, Google đánh giá các thông tin của website xếp hạng, Google mong muốn trả lại kết quả tìm kiếm một cách đa dạng và hữu ích. Google luôn cố gắng phát triển hệ thống để xếp hạng các kết quả tốt nhất.

Bài này khá khó hiểu nên, nếu có bất kì câu hỏi gì nếu không hiểu vui lòng mọi người comment ở cái box bên dưới nhé, em sẽ giải thích hết ạ.

Cùng điểm qua 200 yếu tố xếp hạng website của Google

Bài viết này mình sẽ lần lượt điểm qua từng yếu tố Google sử dụng trong việc xếp hạng website của bạn, do bài viết dài nên mình sẽ update từng phần cho các bạn khi có thời gian rảnh, bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, mong các bạn góp ý và chỉnh sửa để mình hoàn thiện bài viết này. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho các bạn tìm hiểu về Search Engine Optimazation

Có nhiều bạn ý kiến chỉ cần làm thế này là đủ, thế kia là đủ, Mình thì không biết 200 yếu tố này đã đủ chưa nữa ^^. Ở đây mình chỉ giúp các bạn tận dụng triệt để những gì Google hé lộ. Giúp các bạn có những kiến thức đầy đủ về Google’s Search Engine để các bạn có thể tối ưu chiến dịch SEO của mình một cách hoàn hảo nhất và tránh những hình phạt của Google khi không hiểu biết về họ :)

Google sử dụng hơn 200 yếu tố để xếp hạng website của bạn, Google sẽ không nói rõ những yếu tố nào là quan trọng nhất. Lý do là Google thay đổi thuật toán của họ hơn 500 lần trong một năm. Video dưới đây sẽ giải thích cho bạn tại sao họ không cho bạn biết những thông tin này.

Utube: /watch?v=iVf267F-0pE (Chờ đủ 30 bài đặt link :D)

Điều này không có nghĩa là chúng ta vô vọng với google. Họ vẫn cung cấp cho chúng ta những thông tin quan trọng. Các bạn có thể download những hướng dẫn SEO theo cách google đưa ra: search-engine-optimization-starter-guide.pdf

Google cũng cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quát về cách làm việc của các công cụ tìm kiếm của họ: howgooglesearchworks

Việc xếp hạng các website ngày càng được google xử lý rất tinh vi, website của bạn sẽ được đánh giá qua rất nhiều yếu tố khác nhau nên các bạn chưa có chỗ đứng cao trên bảng xếp hạng cũng đừng nản chí mà hãy tìm hiểu kỹ nhé.

Sau đây mình sẽ lần lượt điểm qua 200 yếu tố xếp hạng của Google trong việc xếp hạng website của bạn, các bạn có thể tìm hiểu tất cả, hoặc xem qua những yếu tố gia tăng và giảm bớt của Search Engine trong năm sắp tới để có những chiến lượng SEO phù hợp

I. Các yếu tố liên quan đến Domain

Nếu các bạn đang chuẩn bị thành lập một website thì vấn đề này rất đáng được cân nhắc trong việc chạy đua với các Search Engine

1. Domain Age
Matt Cutt đã nói: ” Sự khác nhau giữa một domain 6 tháng và một năm thực sự không phải là vấn đề lớn” điều này chứng tỏ thời điểm này tuổi thọ của domain không ảnh hưởng nhiều đến việc xếp hạng website của bạn nữa, các bạn có thể tập trung vào những yếu tố đang gia tăng khác

2. Keywords xuất hiện trong domain
Bạn không nhất thiết phải có một domain chứa keyword, nhưng nếu bạn đang sở hữu một domain chứa keyword thì thật tốt vì đó cũng là một lợi thế cho bạn đối với Search Engine

3. Keyword nằm đầu domain
Các yếu tố xếp hạng theo SEOmoz chỉ ra rằng một domain bắt đầu với keyword sẽ cạnh tranh hơn những website có chứa keyword nhưng nằm ở giữa hoặc cuối tên domain. Nếu các bạn đang lên kế hoạch SEO thì nên tìm hiểu vấn đề lựa chọn Domain

4. Thời gian sử dụng của domain
Danny Sullivan đã hỏi trực tiếp Matt Cutt về vấn đề này, và Matt Cutt cho biết: ” Theo tất cả kiến thức mà tôi biết, không có Search Engine nào khẳng định họ kiểm tra thời gian đăng ký domain như một yếu tố để xếp hạng website. Nếu có công ty nào khẳng định điều này thì điều đó có vẻ phiền lắm”

5. Keyword nằm trong subdomain
Cũng như keyword nằm trong domain, việc có keyword được sử dụng trong subdomain cũng sẽ tăng tính cạnh tranh cho bạn trong việc xếp hạng của các Search Engine

6. Lịch sử của domain
Một website không được sở hữu cố định, hay thường thay đổi chủ thì sẽ bị Google “reset” thứ tự xếp hạng, và những xếp hạng trong quá khứ sẽ trở lại từ nơi bắt đầu

7. Tên miền trùng với từ khoá tìm kiếm (Exact match domain)
Matt Cutt đã đưa ra thông báo Google sẽ thay đổi một số thuật toán về Exact Match Domain, cụ thể là sẽ đánh giá thấp những Domain trùng với keyword nhưng nội dung kém chất lượng. Các bạn nên chú ý vấn đề này nếu đang bước đầu tìm kiếm tên miền phù hợp thì việc có keyword trong domain sẽ có lợi thế nhưng cần tập trung vào nội dung để Google không đánh giá sai giá trị website của bạn.

8. Public and private whois
Việc bạn ẩn thông tin về domain của mình có thể khiến google không xác thực đủ thông tin an toàn và chính xác về domain của bạn, điều đó sẽ có ảnh hưởng không tốt đến việc xếp hạng website, nếu các bạn không cần thiết phải che giấu thông tin của mình thì nên để Google làm việc với chúng.

9. Penalized whois owner
Nếu Google xác định rõ bạn cố ý spam họ sẽ xem xét kỹ các website thuộc sở hữu của bạn và đưa ra những hình phạt không thể lường trước được

10. Tên miền quốc gia mở rộng (Country TLD Extension)
Việc sở hữu một domain nằm trong Top Level Domain ( Ví dụ: .vn không phải .com.vn) sẽ giúp bạn có vị trí tốt cho việc xếp hạng trong Việt Nam nhưng sẽ bớt tính cạnh tranh để có thể xếp hạng website trên toàn thế giới.

Nếu các bạn chỉ tập trung vào thị trường trong nước, việc chọn tên miền .vn sẽ có lợi thế rất nhiều trong việc xếp hạng website của mình

II. Các yếu tố liên quan đến Page Level

Việc onpage tốt sẽ quyết định đến thành công của một chiến dịch SEO, Điều này ai làm SEO cũng biết nhưng Google đòi hỏi chúng ta phải làm những gì, hãy cùng đi vào tìm hiểu nhé

11. Keyword nằm trong thẻ Tittle (Keyword in Tittle tag)
Nếu các bạn đã trải qua vài chiến dịch SEO, sẽ thấy được sự lợi hại về vấn đề này, việc keyword xuất hiện trong một tittle ấn tượng, diễn tả đầy đủ nội dung về vấn đề mình đang nói đến, không quá ngắn, không quá dài sẽ lôi cuốn được sự chú ý Google cũng như những người tìm kiếm

12. Tittle Tag bắt đầu bằng Keyword (Tittle tag starts with Keyword)
Theo các số liệu của SEOMoz, Tittle bắt đầu bằng Keyword sẽ tốt hơn những Tittle có keyword nằm cuối.
Như vậy việc đặt từ khoá ở đầu thẻ Tittle ảnh hưởng không nhỏ đến đánh giá của các Search Engine, Các bạn hãy lựa chọn một Tittle bắt đầu với Keyword và diễn tả tốt nội dung cần diễn đạt.

13. Keyword nằm trong thẻ Desciption (Keyword in Description tag)
Mình chắc các bạn cũng biết được sự quan trọng của thẻ Desciption rồi phải không, Desciption có thể không có Keyword nhưng nội dung tốt, đánh vào tâm lý sẽ lôi kéo người tìm kiếm ghé thăm website của mình, như vậy có lẽ là đủ đối với một số bạn chỉ cần lượt truy cập.

Nhưng với Google thì sao? Việc Keyword xuất hiện trong thẻ Description cũng quan trọng như Keyword xuất hiện trong nội dung và trong các thẻ khác.

Để đơn giản các bạn hãy coi những Keyword là thức ăn, đồ uống.. Và những Spiders (Crawers) của Google là khách mời đến nhà mình, Khi những vị khách tới nhà mình sẽ phục vụ thức ăn, đồ uống và những thứ khách cần.. lúc về tới Google những vị khách này sẽ nói tốt cho nhà mình trước mặt Google.

Như vậy ok rồi nhé ^^

14. Keyword xuất hiện trong thẻ H1 (Keyword appears in H1 tag)
15. Keyword xuất hiện trong nội dung

Phần này như đã nói ở trên, mình không nhắc lại nữa nhé :)

16. Độ dài nội dung (Content Length)
Nếu như lúc trước việc giới hạn số từ (~ 200 từ/ trang) trong nội dung cho phù hợp được xem là quan trọng thì bây giờ chuyện đó không còn nữa, các bạn chỉ cần tập trung vào nội dung cho thật tốt mà không cần quan tâm đến độ dài của bài viết nữa, Nếu có thời gian mình sẽ tìm hiểu và viết một bài về SEO Copywritting cho các bạn

17. Mật độ từ khoá (Keyword Density)
Như đã nói việc nội dung tốt sẽ nâng cao giá trị website của bạn, nhưng mật độ từ khoá như thế nào cho hợp lý?

Mỗi Search Engine có những khuyến nghị riêng, Yahoo khuyến nghị bạn nên để mật độ Keyword 3% trong bài viết, Google khuyến nghị bạn nên để 1-2%. Riêng mình nghĩ các bạn có thể đặt mật độ từ khoá nhiều hơn miễn sao những từ khoá được bố trí hợp lý, hoà hợp với nội dung là được.

18. Ngữ nghĩa tiềm ẩn của Keyword trong nội dung (Latent Semantic Indexing Keywords in Content (LSI))

Google đang ngày càng thông minh và có nhiều tham vọng, nhưng dù thông minh đến đâu thì những cỗ máy vẫn là những vật vô tri, nó khó có thể hiểu được những ý nghĩa mà bạn đưa vào bài viết với những ngữ nghĩa tiềm ẩn, nhất là ngôn ngữ Việt Nam sẽ là thách thức lớn với Google để có thể hiểu hết.

Điều này khiến các bạn phải chú trọng khi viết nội dung, tránh những ngữ nghĩa tiềm ẩn (ví dụ: Apple: vừa là một công ty lớn, nghĩa của nó là Quả táo), dùng ngôn ngữ phổ thông, không dùng ngôn ngữ địa phương khi viết bài, tránh viết tắt, tránh viết theo ngôn ngữ Teen ^^

19. LSI Keywords in Title and Description Tags
Mình đã giải thích ở trên rồi nhé

20. Tốc độ tải website (Page Loading Speed via HTML)
Tất cả các Search Engine đều xem tốc độ tải website của bạn như một yếu tố quan trọng để xếp hạng, Các Spiders(Crawers) có thể tính toán tốc độ tải website dựa vào độ dài của code và dung lượng của website
Các bạn nên phối hợp với những Web Coder để tối ưu website (hình ảnh, nội dung, độ dài code..) một cách tốt nhất.
Nếu đang hướng đến thì trường Mobile và Tablet thì các bạn nên thiết kế riêng một website cho thị trường này vì có rất nhiều sự khác biệt rất lớn giữa thị trường này với PC, Laptop..

21. Nội dung trùng lặp (Duplicate Content)
Trùng lặp nội dung là gì? Là khi có 1 bài viết nhưng xuất hiện ở 2 nơi khác nhau (có thể trong một domain, hoặc ở domain khác)

Điều này gây khó chịu cho Google vì họ không biết sẽ đưa người tìm kiếm đến đâu cho hợp lý,
Nếu các bạn có những bài viết gần giống nhau trong hệ thống domain của mình thì nên đặt thẻ Canonical vào trang có nội dung nguyên bản, để Goolge hiểu các trang còn lại chỉ là nhân bản, tham khảo. Nhưng Google chỉ công nhận thẻ canonical trong domain hoặc subdomain của bạn (ví dụ trang a html trong hocseo com hay xxx hocseo com) nhưng không công nhận ở domain khác (ví dụ hocngheseo com)

Để tránh nội dung trùng lặp thì các bạn không nên lấy bài viết từ nơi khác, hãy kiểm tra nội dung trùng lặp trên website của bạn, kiểm tra bài viết có bị sao chép không, kiểm tra xem có nhiều url trỏ đến 1 trang không, ..

Cũng may Google còn chừa đường cho anh em mình thảo luận trên diễn đàn như vậy, có giống nhau cũng ko vấn đề gì :D

22. Rel=Canonical
Sử dụng thẻ này để tránh trùng lặp nội dung trong mắt Google
Ở đây có một bài viết rất chi tiết về vấn đề này các bạn tìm hiểu nhé: daotaoseo dot com /?p=841 (Mình chưa đặt link được ^^)

23. Tốc độ tải web bằng Chrome (Page loading speed via Chrome)
Đến đây ta cũng thấy được Google ưu ái thế nào cho các con cưng của họ rồi đấy :D
Việc tối ưu website của bạn để có được tốc độ load nhanh chóng sẽ ghi điểm trước Google, các bạn có thể sử dụng các dịch vụ để lưu trữ những file ảnh, video.. giúp cải thiện tốc độ load website

24. Tối ưu hoá hình ảnh (Image Optimazation)
Việc tối ưu hoá hình ảnh rất quan trọng đến tốc độ truy cập website của bạn, hãy tối ưu size và dung lượng cho phù hợp với từng đối tượng truy cập (PC, Laptop, Mobile, Tablet) vì những thiết bị sử dụng để truy cập có độ phân giải và trình duyệt khác nhau nên việc hiển thị hình ảnh cũng khác nhau

Hãy đảm bảo rằng hình ảnh của bạn có thể hiển thị trên hầu hết các thiết bị truy cập, không méo mó và giãn hình.

Nếu website của bạn chuyên về hình ảnh thì vấn đề này rất cần được chú ý.

25. Thời gian làm mới nội dung (Recent of content updates)
Google đã cho thấy tầm quan trọng của việc làm mới nội dung website, những website thường xuyên đổi mới nội dung sẽ được ưu tiên hơn, khi bạn search một vấn đề Google sẽ trả về những kết quả mới nhất kèm theo thời gian update.

Hãy cố gắng cập nhật thông tin trên website để được Google chú ý nhé, vấn đề này sẽ không mất nhiều thời gian của bạn đâu :)

26. Tầm quan trọng của việc cập nhật nội dung (Magnitude of Content Updates)
Việc bạn cập nhật nội dung được Google để ý kỹ, thay vì chỉ thêm bớt vài vài dòng, bạn nên có những ý tưởng mới, thay đổi nội dung nhiều hơn để Google thấy được sự đa dạng và phong phú trên website của bạn, từ đó có những đánh giá tốt hơn.

27. Lịch sử thay đổi nội dung(Historical updates page updates)
Thay đổi nội dung là cần thiết, vậy thay đổi như thế nào cho hợp lý?
Bạn có thể thay đổi nội dụng hằng giờ, hằng ngày, hằng tuần tuỳ theo nhu cầu và khả năng của các bạn. nhưng hãy cố gắng thay đổi theo một lịch trình nhất định. Ví dụ 3 ngày thay đổi một lần vào 12h trưa, thì cứ như vậy mà làm, Google sẽ nắm bắt thời gian của bạn và việc index website của bạn sẽ xảy ra nhanh chóng hơn

28. Keyword nổi bật (Keyword prominence)
Theo khảo sát thì keyword nằm trong 100 từ đầu tiên trong nội dung được xem là keyword nổi bật và được đánh giá cao hơn những vị trí còn lại.

Việc đặt keyword như thế nào cho hợp lý đã có rất nhiều bài viết hướng dẫn, mình không nói ở đây nữa nhé

29. Keyword nằm trong thẻ H2, H3 (Keyword in H2, H3 tags)
Việc có keyword xuất hiện ở H2, H3 cũng là yếu tố liên quan đến xếp hạng của Google. Các bạn cố gắng theo dõi các số liệu của Search Engine để thấy được những vấn đề liên quan này

30. Thứ tự từng từ trong keyword (Keyword word Order)
Khi có một tìm kiếm Google sẽ ưu tiên trả về những website có nội dung trùng với keyword hơn là những nội dung gần giống với keword.

Chúng ta sẽ hiểu khái niệm này như vậy nhé: một người search: “cat shaving techniques” thì những website tối ưu nội dung có chứa keyword là “cat shaving techniques” sẽ được xếp hạng cao hơn những trang tối ưu nội dung chứa keyword “techniques for shaving a cat”

31. Chất lượng của liên kết ngoài (Outbound Link Quality)
Việc đặt liên kết trỏ ra ngoài cũng giống như chúng ta đặt Backlin, nếu liên kết được trỏ tới những website uy tín, pr cao thì sẽ được Google đánh giá cao và tin cậy hơn

32. Đề tài của các bài viết trong liên kết ngoài (Outbound link theme)
Dữ liệu của SEOMoz đã chỉ ra rằng, Search Engine sử dụng những nội dung mà website của bạn trỏ tới như một yếu tố xếp hạng.

Ví dụ bài viết của bạn đang nói về thông tin xe hơi nhưng có liên kết đến một trang phim nào đó liên quan. Điều này sẽ làm Google nghĩ rằng bài viết của bạn đang nói đến một bộ phim về xe hơi (như Cars 2 hay Fast and Furious chẳng hạn :D) chứ không phải nói về xe hơi.
Vậy nên việc đặt link trỏ tới các trang khác các bạn phải chú ý, đừng để Google hiểu sai về mình. OK?

33. Ngữ pháp và chính tả (Grammar and spelling)
Cái này chắc ai cũng vấp nhưng các bạn cố gắng hạn chế. Tốt nhất là viết ngôn ngữ phổ thông, không viết tắt, viết theo ngôn ngữ Teen, kiểm tra bài viết trước khi đăng.

34. Syndicated Content
Khái niệm này mình không biết dịch thế nào cho hợp lý nên mình chỉ giải thích thôi nhé. ^^
Nội dung bài viết của bạn có phải là bản gốc hay không? Nếu bài viết đó là bản sao chép hoặc đạo lại nội dung từ một bài viết nào khác thì bạn sẽ mất điểm trong việc xếp hạng website

35. Sự hữu ích của nội dung thêm vào (Helpful supplementary content)
Khái niệm này nghe có vẻ rất xa lạ với anh em, nhưng kể ra thì nó cũng chẳng có gì ^^. Lấy ví dụ trong mùa bão này luôn, các bạn đang cập nhật một trang bán Áo mưa online, thì các bạn sẽ thêm vào đó dự báo thời tiết, nhiệt độ, chuyển đổi ngoại tệ… những thứ thêm vào phải gắn liền với nội dung như vậy sẽ được đánh giá cao.

36. Số lượng liên kết trỏ ra ngoài (Number of outbound links)
Việc các bạn cho quá nhiều link dofollow ra ngoài có thể sẽ gây ấn tượng không tốt đến Google.

Có nhiều bạn cho rằng việc trỏ liên kết ra ngoài sẽ có lợi cho website mà chúng ta trỏ đến mà không ảnh hưởng gì đến Pagerank của mình, nên các bạn cứ ồ ạt trao đổi liên kết, quảng bá cho nhau. Nhưng đừng sai lầm, nếu các bạn lạm dụng quá nhiều và không đúng cách Google sẽ liệt kê các bạn vào danh sách spam, và nghĩ các bạn đang dùng chiến thuật Black hat seo từ đó sẽ làm giảm độ tin cậy và giá trị website của bạn

Vậy bao nhiêu thì gọi là quá nhiều? Câu hỏi này chưa có người trả lời chính xác, Các Search Engine chỉ cảnh báo chúng ta hãy sử dụng các Outbound link đi đúng hướng, tránh spam và những kỹ thuật SEO hắc ám J

37. Multimedia
Vâng, khái niệm này đưa chúng ta một trang mới về nội dung. Các bạn là những người làm SEO không phải là người viết tiểu thuyết, hay truyện ngắn nên nội dung của các bạn không thể để toàn chữ là chữ được (Trừ bài viết của mình ra vì mình chưa được đặt link trong này :D)

Như vậy Google thích gì? Các nhà nghiên cứu thuật toán của Google đã đặt mình vào nhiều vị trí khác nhau của người tìm kiếm thông tin, từ đó có những đánh giá tổng quan về nội dung của website, một bài viết tốt đòi hỏi cách trình bày đẹp, nội dung tốt, hình ảnh liên quan bắt mắt, video giải thích vấn đề.. những yếu tố sẽ cuốn hút người đọc, giúp người đọc hiểu hết ý nghĩa mà chúng ta muốn diễn, tạo cảm giác thoái mái cho người đọc..

Nói thì nhiều vậy thôi nhưng tóm lại là những Multimedia sẽ giúp các bạn ghi điểm trong việc xếp hạng bài viết, các bạn nên tìm cách lồng ghép chúng vào bài viết nhé J

38. Số lượng liên kết nội trong trang (Number of Internal links pointing to page)
Như các bạn đã biết, trong bài viết của chúng ta nên đặt những liên kết đến những bài viết liên quan, như vậy người đọc có thể ở lại website lâu hơn nhờ vào những Internal link đó. Google đã định nghĩa nếu một người tìm kiếm ở lại website chúng ta trong một thời gian đủ để đọc hết bài viết và chuyển hướng đến những trang liên quan trong cùng domain thì người đó đã tìm được thông tin mình cần, và website đó có độ tin cậy cao.

Vậy đặt bao nhiêu cho hợp lý? Cái này tuỳ thuộc vào mức độ của bài viết mà đặt nhiều hay ít, ví dụ bạn đang viết một bài hướng dẫn dài, bạn chia nhỏ từng phần thì trong mỗi phần bạn đặt internal link đến phần trước và phần sau và những bài viết liên quan đến bài hướng dẫn đó.

39. Chất lượng liên kết nội trong trang (Quality of internal links pointing to page)
Internal links từ những trang uy tín trên domain sẽ có uy lực hơn những trang có pr thấp. Chất lượng của những Internal links góp phần quyết định đến thứ hạng website của bạn

40. Liên kết mất kết nối (Broken links)
Việc có quá nhiều link bị mất kết nối sẽ chứng tỏ bạn thiếu quan tâm đến website của mình, Google sẽ coi đó như một website bỏ hoang, sẽ không có gì để nó lợi dụng nên nó sẽ bỏ rơi các bạn.” The Google Rater Guidelines Document” dùng broken links để đánh giá chất lượng của một website.

Việc kiểm tra những liên kết bị lỗi cũng cần được các bạn chú ý, vì khi người tìm kiếm vừa thấy một dòng description đúng cái mình cần mà click vào liên kết bị gãy, cảm giác sẽ hụt hẫng lắm. mình bị hoài ^^

41. Reading level
Khái niệm này nghe có vẻ khó hiểu, hãy xem đại diện của Google nói về vấn đề này các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất (không dài đâu chỉ 1’15s thôi ^^)

utube: /watch?v=P1_Cp33rFBY (gõ youtube dot com và thêm /watch… ok ?J)

Không biết ở Việt nam, yếu tố này sẽ như thế nào, vì nếu Google hiểu hết tiếng Việt thì mới có thể xếp hạng được những bài viết nào là cơ bản, trung bình và nâng cao, vấn đề này bạn nào cần thì hãy tìm hiểu nhé J

42. Affiliate links
Affiliate link có thể hiểu là những liên kết đặt biệt có chứa ID hoặc tên của bạn trong đó, nó được dùng để theo dõi các lượng truy cập vào liên kết này.
Bạn nào không hiểu có thể tìm những bạn chuyên Affiliate Marketting, họ sẽ rành về vấn đề này :D

43. HTML errors/W3C validation
Vấn đề này trong việc onpage chắc không bạn nào không biết, hãy cố gắng giảm thiểu tối đa lỗi html và tăng độ tương thích chuẩn W3C để website của bạn được đánh giá là tối ưu tốt
Hiện nay có rát nhiều công cụ hỗ trợ cho việc này, các bạn có thể hỏi Google nhé

44. Page host’s domain authority
Việc này các bạn sẽ phải chuẩn bị kỹ khi chọn một domain rồi phải không, việc đặt website của bạn một domain uy tín có độ tin cậy cao sẽ rất có lợi thế.

45. Xếp hạng của trang (Page’s Pagerank)
Không nói nhiều về vấn đề này nữa, con vua thì lại làm vua, những bài viết trên website có pr cao sẽ được Google chú ý nhiều hơn.

Nếu bạn đang ở quá thấp thì hãy bám những nơi cao mà leo lên nhé

46. Độ dài của Url (Url Length)
Cái này dễ hiểu, bạn có thể đặt url dài nhưng đừng dài quá đáng vì rất nhiều lý do, nhưng tóm lại là sẽ bất lợi cho bạn. Ví dụ thay vì đường dẫn của bạn có 70 ký tự, của đối thủ có 40 ký tự, thì khi spider gặm hết 70 ký tự của bạn sẽ lâu hơn rất nhiều so với 40 ký tự.

47. Đường dẫn Url (URL Path)
Các bạn có thể thấy được sự khác biệt của 2 url path sau: a.bcd/ef/gh/ten-bai-viet và a.bcd/ten-bai-viet
Việc rút ngắn đường dẫn của url rất quan trọng, vì các spider sẽ không phải đi vòng vòng để kiếm được bài viết của bạn. Đặt đường dẫn của bài viết càng gần trang chủ càng tốt như ví dụ trên là ok

48. Human Editors

Hiện mình chưa nắm thông tin về vấn đề này, bạn nào biết qua xin chỉ giáo mình với nhé

49. Phân loại trang (Page category)
Các bạn phải phân loại các bài viết của mình để đặt vào nơi hợp lý, ví dụ các bạn đang có một website thời trang, thì các bạn có thể phân ra, Áo, Áo>>Áo sơ, Áo>>Áo thun. Quần, Quần>>Quần Jean, Quần>>Quần tây… việc phân cấp, bố trí các trang sao cho hợp lý sẽ giúp người đọc dễ tìm kiếm thông tin, và được đánh giá cao trong mắt các Search Engine

50. WordPress tags
Việc đặt các tag sẽ giúp người đọc tìm kiếm thông tin liên quan đến nội dung tốt hơn, tags cũng giống như chúng ta sử dụng keword trong mỗi bài viết để người tìm kiếm tìm thấy thông tin của mình nhanh chóng hơn, như bài viết của mình do mình lười nên chỉ đặt 2 tag: 200 yếu tố, xếp hạng google thôi, chờ tìm hiểu xong hết 200 yếu tố mình sẽ sửa lại

51. Keyword nằm trong URL (Keyword in URL)
Mình không biết các bạn hình dung URL như thế nào, mình lấy một ví dụ cho các bạn dễ hiểu:
http : // forum. seo .com .vn /thu-thuat /ten-bai-viet
trong đó
1. http: là giao thức
2. forum: là subdomain
3. seo: là tên domain
4. .com là top-level domain
5. .vn là second-level domain (tên miền cấp hai)
6. /thu-thuat-seo: là tên folder hay là đường dẫn
7. /ten-bai-viet: là một page

Vậy đặt url thế nào để Google thích?

Mình nghĩ là càng ngắn nó càng thích ^^, vấn đề domain mình nói ở phần I rồi, các bạn xem lại nhé. Còn những phần khác thì sao? Có những vấn đề các bạn cần tối ưu:

1. URL nên có một từ khóa quan trọng bao quát nội dung (chỉ 1 từ khóa thôi nhé)
2. URL càng ngắn càng tốt nhưng nếu các bạn không rút ngắn được thì nên đặt nó ít hơn 120 ký tự
3. Tối ưu URL theo tên bài viết, mỗi từ cách nhau dấu -, thay vì dấu _ hay +, không đặt quá nhiều tham số trong URL. Lấy ví dụ luôn:
· URL tốt: .com /ten-bai-viet
· URL không tốt: .com / thu_thuat /?id=234&size=2#$&sort=name
4. Bài viết không đi quá sâu vào nhiều thư mục (ví dụ: /dien-thoai/nokia/lumia/lumia-1250 sửa lại là: .com /lumia-1250)
5. URL không nên để có dấu, viết thường toàn bộ

52. URL String
Dẫn chứng cho vấn đề này các bạn có thể thấy rõ ở một website lớn như amazon .com
Amazon sắp xếp các category của họ rất chuẩn mặc dù cơ sở dữ liệu của họ thuộc loại khủng, lấy vị dụ cuốn CISSP All in one Exam Guide 6th Edition, nó được xắp xếp nằm trong Amazon..>Books>Computers & Technology>Networking>Network Administrator>

Việc đặt tên như vậy giúp Google hiểu được bài viết của bạn thuộc loại nào, nội dung thuộc bài viết được Google ghi nhận liên quan đến các Category, như ví dụ trên dù Google ko đọc nội dung cuốn CISSP nhưng nó vẫn có thể đoán nội dung của cuốn sách này liên quan đến quản trị mạng, sẽ có nội dung liên quan đến mạng máy tính và công nghệ

Hãy dẫn dắt Google thật khôn ngoan để có lợi cho mình các bạn nhé

53. Nguồn và tài liệu tham khảo
Vấn đề này các bạn cũng biết rồi đấy, tại sao những người viết bài hướng dẫn lại để những câu như: “Nguồn abc. Com” hay “bài viết này của abc nếu copy xin ghi rõ nguồn”

Điều này cũng hợp lẽ công bằng thôi, Google cũng đánh gia cao điều này khi đang đẩy mạnh yếu tố Author Rank, khi các bạn mượn bài viết của người khác thì nhớ để rõ nguồn điều này thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với tác giả và Google cũng sẽ tôn trọng bạn

54. Bullets and numbered list
Nếu bạn không biết khái niệm này thì nên đi học một khoá tin học căn bản, các công cụ hỗ trợ soạn thảo văn bản đều có phần này. (Images .Google .com gõ bullet and numbering để xem nhé :D)

Việc liệt kê nội dung muốn diễn đạt theo kiểu danh sách, đánh số, chia nhỏ nội dung thành nhiều ý chính, thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách trình bày của bạn, giúp người đọc có thể lướt qua những nội dung bạn muốn diễn đạt. Google sẽ cộng điểm cho bạn trong vấn đề này.

55. Độ ưu tiên của các trang trong sitemap (Priority of page sitemap)
Cái này mình cũng mới biết :D, thường thì chúng ta chỉ vào mấy công cụ hỗ trợ rồi index sitemap lên thôi, chẳng quan tâm tới trong đó có gì. Nhưng bây giờ chắc phải xem lại thôi ^^

Là thế này, khi chúng ta tạo một sitemap thì độ ưu tiên của các trang trong đó bằng nhau, tức là không thằng nào quan trọng hơn thằng nào nên Google không biết trang nào là quan trọng nhất, điều này bất lợi cho các bạn nếu chỉ tập trung vào một số bài viết có từ khoá quan trọng.

Việc thay đổi priority và các thứ khác liên quan đến sitemap đều có trong này: sitemaps .org /protocol .html Bạn nào chưa đụng tới sitemap thì cố gắng nhé. Nếu có thời gian mình sẽ viết một bài hướng dẫn vấn đề này.

56. Quá nhiều liên kết trỏ ra ngoài – Too many outbound links
Có một câu dẫn chứng như vậy: “Some pages have way, way too many links, obscuring the page and distracting from the Main Content”.

Các bạn có thể hiểu việc có quá nhiều liên kết outbound sẽ làm giảm giá trị của trang, làm xao lãng và che mờ đi nội dung bài viết của chúng ta

57. Quantity of other keywords page ranks for

58. Tuổi đời của trang – Page age
Dù Google rất thích những trang có thời gian refresh đều đặn, nhưng những trang có tuổi đời lâu vẫn là lựa chọn số một nếu nó đã được liệt vào danh sách ĐỎ của Google.

Nếu website của các bạn còn non thì tạm thời gác nó qua một bên, tập trung những yếu tố khác cho tốt, rồi cũng có ngày website của bạn được gọi là Cụ ^^

59. Bố cục trang thân thiện – User friendly layout
Mình không biết website của các bạn như thế nào, sử dụng ngôn ngữ nào, mã nguồn mở hay tự code, nhưng có một điều chúng ta cần hướng đến là một bố cục website thân thiện với người dùng. Hãy đặt mình vào vị trí của một người tìm kiếm, các bạn sẽ thấy rõ những gì chúng ta cần khi làm việc với một website

Còn về phần Google thì sao? Ngày 19/1/2012 họ đã thay đổi một số thuật toán và bao gồm vấn đề page layout, nói sơ sơ qua một tí nhé.

Google rất không thích những điều sau:

· Khi bạn click vào một kết quả tìm kiếm nhưng tìm mãi chả thấy nội dung đó đâu cả
· Thay vì bạn click vào thì nội dung hiện ra thì bạn phải đi qua vài vòng quảng cáo mới tới (mình bực cái vụ này lắm ~~)
· Website quảng cáo quá nhiều, nội dung thì ít
Một số ý kiến để các bạn tối ưu website cho thân thiện

· Sắp xếp vị trí các menu cho hợp lý
· Trình bày phần đầu của website cho bắt mắt (bao gồm menu, banner.. những thứ nằm trên cùng của trang ấy)
· Đừng giới thiệu về bài viết dài quá, tập trung nội dung luôn
· Kích thước và màu của trang cho hợp lý
· Hình ảnh liên quan đến nội dung
· Tắt bớt các pop-up và quảng cáo
· Video phải xem được và liên quan đến nội dung
· Còn nhiều lắm ~~

60. Parked domains
Tháng 12/2011 Google update đã xem Parked domain là một trong những yếu tố để xếp hạng website
Chắc nhiều bạn thắc mắc Parked domain là cái gì vậy? Khi bạn có 1 website nhưng bạn muốn có 2 hay nhiều domain trỏ về website của mình. Ví dụ website của bạn là seo, bạn có domain seo .com, seo .net, seo .vn …. Tất cả các domain này đều trỏ về 1 website của bạn.

Mình nghĩ yếu tố này cũng không quyết định nhiều đến thứ hạng của các bạn nên không cần tập trung nhiều vào vấn đề này, chỉ tìm hiểu thôi nhé

61. Nội dung hữu ích – Useful content
Google sẽ có những đánh giá và thuật toán riêng để liệt kê những bài viết được gọi là “chất lượng” và “hữu ích”.

Giải thích như vậy:
– Chất lượng là những bài viết tối ưu theo chuẩn SEO của Google, những trang như vậy thường tập trung ONPAGE rất tốt và có nội dung tương đối khá.
– Hữu ích là những bài viết có thể onpage chưa tốt nhưng lại đem đến thông tin cần thiết cho người tìm kiếm, Google có thể đánh giá việc này qua rất nhiều yếu tố như: thời gian ở lại trang, comment, vote, số lần quay lại trang đó …

Việc viết một nội dung chất lượng hay hữu ích còn tuỳ thuộc vào lĩnh vực bạn đang làm, các bạn hãy cố gắng nâng cao kiến thức về lĩnh vực đó, nắm được nhu cầu, thị hiếu .. để có những bài viết được gọi là hữu ích.

Đến đây là kết thúc những yếu tố liên quan đến page rồi, hy vọng các bạn sẽ có phần nào kinh nghiệm và kiến thức tiếp tục. Phần tiếp theo mình sẽ giới thiệu các yếu tố liên quan đến Site, sẽ có những yếu tố thú vị chúng ta cần nắm bắt đấy.

To be continue…

Hướng dẫn leader lập kế hoạch SEO 1 năm

Thấy anh em trên các diễn đàn SEO hay inbox hỏi về kế hoạch SEO nhiều quá, nên em nay cũng tranh thủ tí cuối tuần ngồi cày cho anh em có cái để trình lên sếp, đỡ bị vặn vẹo.

Thực sự nhiều khi hẳn anh em luôn nghĩ :” vì SEO phải làm nhiều kĩ thuật nên xây dựng và làm theo một kế hoạch cụ thể không phải dễ dàng gì, tuỳ theo skill của từng thành viên trong team mới có thể làm theo được. Với lại Google nó cũng hứng thú, nay ra thuật toán này, mai ra thuật toán nọ áp lực không hề nhỏ“.

Tuy nhiên thì nghĩ đi chúng ta cũng nên nghĩ lại, sếp hay nhà đầu tư họ cũng đơn giản chỉ muốn đảm bảo với số tiền mình bỏ ra, nó đem lại tiền lời để họ trả lương, trả thưởng cho anh em, và nhất là nuôi vợ, con họ mà thôi.
Trước khi xây dựng 1 bản kế hoạch SEO hoàn chỉnh 1 cách chi tiết, anh em phải trả lời được các câu hỏi chính thì anh em mới có thể thoải mái chém mà không ngượng với bản kế hoạch mẫu ở dưới đây.

Xác định chiến lược SEO trước khi lập kế hoach SEO ?

Trước khi có một kế hoạch SEO mọi người phải hoạch định được chiến lược SEO của mọi người, để đưa ra được các hành động trọng kế hoạch SEO.

Để hoạch định được chiến lược SEO thì mọi người nên rõ ràng về các vấn đề dưới đây :

  • Mục tiêu : là những gì mà sếp hoặc mọi người muốn đạt được? Làm thế nào thực hiện, và những tiêu chuẩn cụ thể mà mọi người muốn đạt được?
  • Xác định khách hàng : mọi người muốn bán cho ai ? Họ muốn gì ? Họ sợ gì ? Hành vi mua hàng của họ như thế nào ?
  • Đối thủ cạnh tranh : xác định đối thủ chính của mọi người, đối thủ đã có những gì ? lý do họ lên top ? Cần làm gì để vượt qua những gì họ có.

Để hoạch định vẽ lên được 1 chiến lược SEO thì mọi người cần :

  • Nghiên cứu từ khoá : phân loại các nhóm từ khoá, xác định lượt tìm kiếm hàng tháng, độ cạnh tranh, số click mà các nhóm có thể đạt được ( lý thuyết ) , số đơn sinh ra với những từ khoá đã lựa chọn ( lý thuyết )
  • Phân tích website : mọi người cần phải kiểm tra ngay lập tức tốc độ tải trang, https, bất kì vấn đề liên quan đến index và các hình phạt. Phân tích bố cục site đối thủ, tối ưu bố cục site mình.
  • Phân tích backlink : dùng các công cụ check backlink như ahref. Để list được nguồn link của đối thủ và chính mình.
  • Phân tích nội dung và tỉ lệ chuyển đổi : xây dựng được cây bài viết và bố cục bài viết, đo lường được tỉ lệ chuyển đổi trước đó.
  • Mục tiêu kinh doanh và đánh giá hiệu suất
  • Quy trình hành động cho nhân viên và KPI.

Các phần kế hoạch SEO

Sau khi hoạch định được chiến lược chính của mọi người về một nhóm mục tiêu nhất định, khách hàng nhất định mọi người sẽ tiến hành đi vào từng khâu chi tiết.
– Bảng Phân tích từ khoá : ví dụ như từ khoá liên quan đến ngành Đào tạo SEO dưới đây
+ Chia từ khoá thành các nhóm từ khoá.
+ Kiểm tra lượt tìm kiếm của từng từ khoá.
+ Tổng lượt tìm kiếm của nhóm và show lên đồ thị.

bang-tu-khoa
Bảng kế hoạch từ khoá​

Tính số đơn hàng ( lý thuyết ) : phần này nhằm giải quyết vấn đề sếp đặt ra rằng SEO mang lại bao nhiêu kết quả.

+ Cột thứ hạng
+ CTR : tỉ lệ nhấp chuột này là lý thuyết dựa trên thống kê trung bình của Google ( mọi người có thể dùng số liệu này ).
+ Click : tổng số tìm kiếm nhân CTR tương ứng thứ hạng
+ CR : dựa trên tỉ lể chuyển đổi hiện tại đo lường được trên website của mọi người ( 5% ở đây là ví dụ tối thiểu ).
+ Đơn : cột Click nhân với CR

– Time line SEO : phần này sẽ cho các sếp thấy nhân viên mình làm gì, trong bao lâu là xong.
+ Nhân sự phụ trách
+ Các nhóm từ khoá tương ứng
+ Thời gian bắt đầu và kết thúc ( theo yêu cầu )
+ Số ngày phải hoàn thành
+ Số ngày làm việc
+ Tỉ lệ hoàn thành KPI ( thời gian )

[​IMG]
Timeline SEO​

– Chi phí : phần chi phí các sếp sẽ ước lượng được mình phải chi bao nhiêu, cho khoản nào, tất nhiên anh em đừng lo bởi kiểu gì chẳng có chi phí phát sinh.
+ Chi phí cho nhân sự : content writer, SEOer, nhân viên Social share
+ Chi phí cho công cụ phụ trợ : host, domain, tài khoản forum vip, công cụ đo lường trả phí, phần mềm SEO…

[​IMG]
Chi phí cho chiến dịch SEO 1 năm​

Đến đây hẳn mọi người vẫn thắc mắc, sao không có bảng KPI, hay các công việc mà nhân viên trong team làm chi tiết là gì. Em xin nói luôn là trong kế hoạch SEO không chỉ triển khai bảng excel trình sếp mà còn phải triển khai chi tiết ra các bản excel hay word khác.

– Bố cục content ( mọi người có thể tham khảo bài này ạ : Trong SEO nội dung như thế nào là chất lượng )
– Số lượng content ( phân chi cho ai, nhóm content dạng nào )
– Cấu trúc website ( tối ưu theo silo )
– Quy trình làm việc 1 ngày của nhân viên ( buổi sáng làm gì, buổi chiều làm gì ).
– Bản mẫu báo cáo của nhân viên. ( kèm theo báo cáo lúc nào ).

Ngồi cả ngày chủ nhật trong nhà cũng chán quá, em kết thúc sớm chạy ra ngoài kiếm gì ăn đã ạ. Ngoài ra nếu mọi người có góp ý thêm gì cho em vui lòng comment ở box dưới ạ. Cám ơn mọi người đã dành thời gian đọc ạ.

Bài viết thuộc bản quyền TienAnhplus & Hocngheseo.com
Copy vui lòng dẫn Nguồn : https://ift.tt/2JfEKAN;

Làm thế nào để xác định traffic rác và chặn nó

Gần đây em được hỏi rất nhiều về những traffic rác từ nguồn giới thiệu ở các trang xấu nước ngoài và làm sao để loại bỏ nó trong Google Analytic.

Chính vì thế em cũng giật mình ngay lập tức đi soi analytic hệ thống của mình và em nhận thấy ngày càng có nhiều traffic rác hiển thị trong analytic. Thông thường traffic từ bot theo em biết thì chúng không hiện lên trong analytics, nhưng mấy con bot vớ vẩn này lại được hiển thị từ nguồn giới thiệu.

Khi đó em click vào đường dẫn giới thiệu thì nó chuyển hướng đến một trang vớ vẩn mà chẳng có cái link nào của em ở đó cả,điều này khiến em khá quan ngại.

Lúc đầu thì em cũng khá bực mình, nhưng nghĩ lại thì nó không ảnh hưởng tới em kiểu như muỗi đốt inox (em đùa đấy hì hì …)
Sau đó, em nhận ra rằng điều này gây ra một vấn đề mới phức tạp hơn. Vì các site của khách hàng em cũng bị nâng traffic lên so với traffic thực trong ngày,mà khách thực hiện chuyển đổi thì vẫn không tăng có thể bị khách hàng đánh giá là không hiệu quả vì dùng traffic ảo lừa dối khách hàng.

Cũng thêm 1 vấn đề là bounce rate của những traffic này là 100% nên chúng ảnh hưởng chung đến bounce rate tổng quan,điều này rất không tốt cho site.

Tại sao điều này xảy ra?

Trước kia một số SEOer tin rằng nó sẽ giúp Google xếp hạng trang web của họ,họ nghĩ rằng cứ có traffic về thì Google sẽ đánh giá site có người dùng tin tưởng,không cần biết nguồn từ đâu.

Một khả năng khác theo em là cơ số spammer dùng traffic bẩn từ web họ đến site mọi người,và khi mọi người thấy nó trong analytic và kiểm tra trang web của họ.Đầu tiên là họ có thể kiểu được traffic sạch từ mọi người để ăn tiền adsense,hoặc là họ có thể kiếm đc tiền từ mọi người nếu họ là người bán sản phẩm,dịch vụ.

Thủ phạm gây ra những nguồn traffic bẩn này : Semalt & buy-cheap-online và …

Một trong những kẻ gây ra rắc rối liên quan đến traffic bẩn này đó là semalt,thật sự thì semalt là một công cụ check từ khóa khá chuyên nghiệp tuy nhiên không thể công bù cho tội ở đây.

Tiếp đó kẻ phiền toái nữa là buy-cheap-online.Họ điều hướng dẫn đến buy-cheap-online. info trang bán hàng của họ điều này cũng là chiêu thức marketing nhưng hơi bẩn,nó ảnh hưởng đến người khác

Đáng buồn là theo em thấy sắp tới anh em sẽ dùng chiêu trò với traffic rác này nhiều hơn nữa trong tương lai.Vì hiện tại Google vẫn còn báo cáo chúng trong analytics thì vẫn còn các quản trị web hay người dùng click ngược lại xem chúng.

Làm thế nào để xác định traffic rác

Nó không phải quá khó khăn để xác định traffic spam. Trước hết mọi người hẳn sẽ chưa bao giờ nghe nói về họ và khi mọi người truy cập vào trang web của họ thì trang web ấy không có link trỏ về trang web của mọi người.

Cách khác để mọi người phát hiện ra traffic rác.

Là những báo cáo traffic về từ website lạ trong Google Analytics với bounce rate 100% và làm sai lệch số liệu thống kê .Time on site từ web đó về web của mọi người bằng 0 có nghĩa là chúng là kẻ gửi traffic rác.

Họ cũng sẽ có nhiều tên miền phụ. Ví dụ semalt. com sẽ có một loạt các số ở phía trước. Hoặc đôi khi semalt.semalt.com.

Làm thế nào để Block traffic rác

Theo như hiện tại em áp dụng thì cơ bản có 4 cách để xử mấy em xinh tươi này :

  1. Tự tin về code thì mọi người xử chúng bằng file .htacccess
  2. Nếu dùng linux có thể cấu hình iptables hoặc csf để chặn ip & domain của spam traffic đó.(Bổ sung anh Hoàng Ngọc Sửu )
  3. Tiếp đến có thể xử bằng bộ lọc của Google analytic
  4. Cuối cùng nếu mọi người dùng wordpress thì có thể xử bằng Plugin wp-Ban để chặn

– Htacccess thì chỉ cần nhờ mấy cậu coder ở cty mọi người là xong

– Nếu dùng linux có thể cấu hình iptables hoặc csf để chặn ip & domain của spam traffic đó.

– Nếu mọi người đang như em không giỏi code hoặc lười vọc code thì có thể chặn nó thông qua các bảng quản trị trong Analytics.

block spam traffic
hướng dẫn block traffic rác​

– Còn nếu mọi người dùng wordpress thì có thể xử bằng Plugin wp-Ban để chặn

Bước 1. Tải về, cài đặt và Activate WP-Ban.

Plugin wp ban
plugin wp-ban chuyên chặn traffic rác​

Bước 2. Thêm các tên miền thư rác được giới thiệu vào mục Banned Refererz

ban domain spam traffic
ban domain spam traffic​

Kết : mọi người có thể chặn IPs hay web tùy mọi người nhưng em lưu ý 1 chút là hãy cẩn trọng xem xét kỹ trước khi chặn,vì nếu sai lầm mọi người sẽ lãnh hậu quả khá lớn là mất hết traffic đấy ạ ,em đã từng bị nên em khuyến cáo trước.

Thôi đến đây chắc mọi người đủ hiểu và làm theo rồi,em đi dạo cái đã,nay tự nhiên thấy buồn buồn ,à mọi người có thắc mắc gì cứ comment ở cái box dưới đấy ạ,em cám ơn ^^

Nguồn : https://ift.tt/2LaZ5Jx

Hướng dẫn Điều hành & Phân việc cho Trưởng phòng SEO

Điều hành và phân việc phòng SEO là một điều hết sức khó khăn, bởi người làm SEO đa phần đều trải qua làm việc độc lập, chính vì thế kỹ năng làm việc nhóm kém. Điều này gây nên các ức chế trong quá trình thực thi công việc của thành viên đội SEO. Dẫn đến những yêu cầu của Leader ( người lãnh đạo ) không được đáp ứng, nguyên nhân 80% dẫn đến Fail dự án bởi không bám sát được kế hoạch SEO đã vạch ra.

[​IMG]

Các Giai Đoạn Của Dự Án SEO ( Ảnh : meolamseo.com )

Kế hoạch SEO là gì?
Kế hoạch SEO đơn giản là xây dựng các bước giải quyết các vấn đề hoặc mục tiêu mà lãnh đạo và khách hàng đưa ra, nó bao gồm những vấn đề về thời gian, chi phí, nhân sự,…Tất cả đều dựa trên nguồn lực có thể đáp ứng của công ty hoặc tổ chức. Kế hoạch SEO bao gồm 2 loại kế hoạch chính dưới đây:

Kế hoạch tổng thể:
Kế hoạch SEO tổng thể hay còn hiểu là kế hoạch SEO mang tầm chiến lược, nhằm giải quyết mục tiêu và yêu cầu của doanh nghiệp, bởi vì doanh nghiệp luôn đặt ra câu hỏi cho SEO Manager “Bao lâu, Bao nhiêu người, Bao nhiêu tiền & Được gì” .

  • Mục tiêu dự án: mục tiêu của SEO nhằm cải thiện việc kinh doanh của doanh nghiệp thông qua lưu lượng truy cập. Nhằm lựa chọn các bộ từ khoá có lượt search tương ứng để triển khai.
  • Phân tích đối thủ: nhằm đưa ra KPI thực thi ( số liệu : content, social, link, traffic của page cần SEO và các page đặt link nội bộ tới page SEO của đối thủ top 1-3 ).
  • Lộ trình SEO: rõ ràng với chủ đầu tư hoặc doanh nghiệp bao lâu họ phải chờ đợi.
  • Nhân lực: điều doanh nghiệp quan tâm bạn cần bao nhiêu người để giải quyết mục tiêu. Đôi khi nhiều người lo lắng về nhân sự cồng kềnh, họ yêu cầu nhân sự kiêm nhiều việc, nhưng nó không thực sự hiệu quả khi nhân sự không phát huy được đúng thế mạnh và khả năng của mình.
  • Chi phí (tài lực & vật lực): với doanh nghiệp, họ là người có tiền đề đầu tư, nhưng rõ ràng nó phải nằm trong khả năng cân đối của họ. Thường sẽ không quá 20% – 30% doanh thu của họ, nó bao gồm chi phí nhân lực và các chi phí công cụ, và chi phí quảng bá.

Lưu ý: với bản kế hoạch SEO tổng thể khi trình SẾP duyệt, thì phải được trình bày trên PowerPoint. Rõ ràng tất cả vấn đề bằng các con số thể hiện trên bảng tính hay biểu đồ. Thể hiện rõ ràng nhất phần doanh nghiệp sẽ được khi thành công và những kế hoạch dự phòng tránh rủi ro để đảm bảo tỉ lệ thành công cao nhất có thể.

Kế hoạch thực thi:
Kế hoạch SEO thực thi đơn giản là những hành động được sắp xếp trong giai đoạn thực thi, nếu kế hoạch SEO tổng thể là kế hoạch dài hạn, thì kế hoạch SEO thực thi được coi là kế hoạch ngắn hạn được thực hiện hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày.

[​IMG]

kế hoạch thực thi SEO của SEO Manager giao cho các SEO leader triển khai thực thi với team họ ( Ảnh : meolamseo.com )

Xác định yêu cầu công việc:

Xác định yêu cầu của SEO Manager trong kế hoạch SEO thực thi như hình trên, trong một khoảng thời gian bắt đầu và kết thúc tại các “Trang Cần SEO & Trang Tin Tức Đặt Link Nội Bộ”.

  • Số bài cần viết.
  • Số backlink.
  • Số tương tác social.
  • Số lượt truy cập.

Xác định nội dung công việc:

Cốt lõi của nội dung công việc là tác động vào đối tượng như thế nào thông qua việc xác định 4W (what, where, when, who). Trong đó:

  • Làm cái gì: thường người ta hay gọi đơn giản là các list task, task hoặc sub task các đầu việc có thể định lượng với con số rõ ràng.Ví dụ với đội content ( 150 bài viết ), đội link link ( 900 backlink ).
  • Địa điểm, không gian thực hiện: đơn giản là xây dựng nguồn dữ liệu ( nguồn content or nguồn diễn đàn, blog, nơi để xây backlink, nguồn group chất để kéo traffic ).
  • Thời gian thực hiện kế hoạch (timeline): Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, thời gian điều chỉnh thực hiện kế hoạch. Cần xác định được mức độ khẩn cấpmức độ quan trọng của từng công việc như “công việc quan trọng và khẩn cấp, công việc không quan trọng nhưng khẩn cấp, công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp, công việc không quan trọng và không khẩn cấp”.
  • Chủ thể, đối tượng thực hiện kế hoạch: gồm SEO manager giá sát kết quả được báo cáo bởi SEO leader & được thực hiện bởi SEO member.

Lưu ý: với bản kế hoạch SEO thực thi nên sử dụng Excel hoặc các tool như tomsplanner.com. Cùng với việc lập kế hoạch, thì cần phải theo dõi kế hoạch đã đặt ra nhất là đối với kế hoạch có sự tham gia của nhiều người, nhiều bộ phận thì phải có người theo dõi, giám sát và kết nối từng đơn vị lại với nhau.

Triển khai công việc dự án SEO:
Sau khi xây dựng kế hoạch, nhiều đơn vị không triển khai bám sát được kế hoạch, bởi kế hoạch đa phần có những mục tiêu mập mờ. Vì vậy hãy cố gắng đọc kĩ phần kế hoạch SEO ở trên để triển khai kế hoạch một cách sát sao nhất tránh bị fail.

Giao việc là như thế nào?
Giao việc là một nhiệm vụ của người quản lý nhằm giảm bớt phần việc của chính mình và tạo cơ hội để nhân viên thể hiện năng lực cũng như phát triển các kỹ năng. Tuy nhiên, không phải người sếp nào cũng biết giao việc cho cấp dưới một cách hiệu quả.

[​IMG]

Quản lý SEO giao việc ( Ảnh : meolamseo.com )

Manager giao việc cho leader:

  • Gọi là list task hay group task ( dựa theo bảng kế hoạch SEO thực thi ở trên ).
  • Giao cho leader content: số bài cần viết & yêu cầu onpage, bố cục.
  • Giao cho leader link: số link cần đi & yêu cầu chất lượng ( DA, PA or CF, TF ).
  • Thời gian giao việc: hàng tháng hoặc toàn dự án.

Leader giao việc cho các member:

  • Leader content giao cho member số bài viết hàng tuần.
  • Leader link giao cho member số backlink cần đi hàng tuần.
  • Nơi đi xây dựng backlink.

Triển khai giao việc:
Riêng phần này nên sử dụng các công cụ, như vidupm.com hay seobeginner.com, em cũng đang cố gắng phát triển một tool quản lý SEO riêng, có thể public sau này. Tuy nhiên trên phần này em hướng dẫn 9 bước sử dụng trên vidupm để quản lý tiến độ SEO.

B1: Thêm người dùng vào Dự án

Một khi dự án được tạo ra, cần có người thực thi cố gắng phân rã nhân lực theo các nhóm nhiệm vụ:

  • SEO Manager.
  • Leader link.
  • Leader content.
  • Member content.
  • Member link.

Thông tin bao gồm chức danh, email & số điện thoại.

[​IMG]

Thêm user vào dự án & phân rã nhiệm vụ cho từng user ( Ảnh : meolamseo.com )

B2: Tạo task và chỉ định task cho từng người.

Có 3 loại task :

  • List task: SEO Manager giao những đầu việc lớn cho leader như ( 150 bài viết or 1000 backlink ).
  • Task: sau khi nhận từ Manager, leader giao việc trong 1 tuần ( 30 bài or 100 link ).
  • Sub task: sau khi họp với team, đội content lên tiêu đề viết 1 tuần đó, đội link thì lên số lượng và data đi xây dựng backlink tuần đó.

[​IMG]

Giao task cho nhân sự ( Ảnh : meolamseo.com )

Trong lúc add task và sub task, lưu ý các bạn cần phải thêm người thực thi vào và ngày bắt đầu cũng như ngày kết thúc trong task để giám sát nhân sự có làm đúng theo kế hoạch không.

B3: Thêm cột mốc (Add Milestones).

Bạn có thể thêm các mốc quan trọng vào dự án của bạn theo mục tiêu của bạn.

[​IMG]

Thêm mốc thời gian cho task list ( Ảnh : meolamseo.com )

Những mốc thời gian, này chính là deadline của những đầu việc lớn ( task list ) giao cho các leader.

Lưu ý: để có thể giao việc dễ dàng, SEO manager phải rõ ràng các đầu việc thông qua kế hoạch SEO thực thi, tránh tuyệt đối giao việc kiểu chung chung không có con số rõ ràng. Cần tính toán dựa trên số lượng nhân sự hiện có và khả năng thực tế của nhân sự, sẽ tăng dần khối lượng công việc & áp lực theo thời gian cho nhân sự thực thi để tối đa hoá hiệu suất làm việc của họ.

Báo cáo SEO:
Báo cáo SEO bao gồm 3 phần chính là báo cáo của đội content, báo cáo của đội link và báo cáo của SEO manager tới khách hàng, nhằm giám sát được việc đi đúng lộ trình & hiệu quả của việc thực thi:

Báo cáo đội content:
Với đội content, các SEO leader chỉ quan tâm tới các báo cáo đơn giản là ai viết, viết bài nào, viết ngày nào. Còn về việc tối ưu Onpage hay chất lượng bài viết phải mặc định khi đào tạo đầu tiên, phải làm đúng các checklist. Làm sai quá 3 lần cho nghỉ việc lấy gương cho người dưới ( tất nhiên 2 lần sai trước phải nhắc nhở ).

[​IMG]

Báo cáo bài viết của content writer ( Ảnh : meolamseo.com )

Lưu ý : mọi báo cáo đều phải cập nhật vào cuối ngày và leader sẽ thống kê vào cuối tuần và báo cáo lại cho SEO manager số lượng mỗi người trong cuộc họp đầu tuần.

Báo cáo đội link:
Với đội link đơn giản là việc báo cáo việc xây dựng backlink của mình hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Để leader có thể thống kê và đánh giá được số lượng và chất lượng link trước khi báo cáo trình cho manager.

Hỉnh ảnh dưới đây, là ứng dụng vidupm vào báo cáo backlink, có cung cấp các thông tin cơ bản như:

  • Destination Url: link cần SEO, trong ví dụ của em là đường dẫn của trang tienanhplus
  • Website Url: chính là nơi chèn backlink, trong ví dụ của em là thế giới SEO
  • Owner: chính là chủ nhân, người đi xây dựng backlink
  • Kind: loại link ( text hoặc hình ảnh ).
  • Status: trạng thái của link ( cái này cứ chọn active ).
  • Type: loại link
  • Website type: loại website, đi xây dựng backlink ( forum, blog comment,…)
  • Vendor: người viết bài cho anh em đi link.

[​IMG]Báo cáo backlink hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng cho leader & manager ( Ảnh : meolamseo.com )

Phần này các bạn nếu không muốn add thủ công từng link mội thì có form excel mẫu ở ” Download Sample Excel ” thêm vào hàng loại rồi sau đó up luôn lên ở nút ” Browse ” màu xanh lá cây nhé. Sau này leader sẽ kiểm tra ở phần lọc, sẽ lọc được ngày tháng và người thực thi xây dựng backlink.

Báo cáo của SEO Manager:
Báo cáo của SEO manager tới khách hàng phải thật rõ ràng, đơn giản và đầy đủ những yếu tố mà khách hàng quan tâm:

  • Bao nhiêu từ khoá top.
  • Bao nhiêu lượt truy cập.
  • Bao nhiêu lượt nhấn vào nút gọi.
  • Bao nhiêu lượt bắt đầu chat.
  • Bao nhiêu lượt gửi form.
  • Bao nhiêu lượt đặt hàng online thành công.

Đôi khi nhiều sếp yêu cầu mục tiêu doanh thu, và SEOer nói là không thể tính được. Đó là một phần kinh nghiệm thực tế của anh ta với quản lý chưa cao chứ không phải vấn đề kinh nghiệm thực thi SEO.

Một công thức đơn giản cho những ai cần tính điều đó:

B1 : tính click dự kiến

CTR dự kiến * Search volume = Click dự kiến.

B2 : tính số chuyển đổi dự kiến ( dựa vào tỉ lệ chuyển đổi của marketing dự kiến 3% ).

Click dự kiến ở trên * 3% = Số chuyển đổi marketing dự kiến.

B3 : nếu website phải trải qua bước chốt sale ( dựa vào tỉ lệ chuyển đổi của sale tính ra số chuyển đổi cuối cùng ).

Số chuyển đổi marketing dự kiến * tỉ lệ chuyển đổi của sale = Số chuyển đổi dự kiến cuối cùng.

B4 : sau đó dựa vào giá trị đơn hàng trung bình của năm trước để tính.

Số chuyển đổi dự kiến cuối cùng * giá trị đơn hàng trung bình = doanh thu dự kiến.

Tất nhiên những con số trên khi tính ra chỉ là dự kiến, tuy nhiên cũng giúp cho doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quan về họ được gì.

[​IMG]

tính số đơn hàng dự kiến ( Ảnh : meolamseo.com )

Lưu ý: phần báo cáo cho doanh nghiệp hãy trình bày bằng PowerPoint có các con số và biểu đồ, hình ảnh minh hoạ rõ ràng. Hôm nào em rảnh e sẽ làm file báo cáo mẫu cho anh em dùng cho chuyên nghiệp nhé, giờ gần tết cũng bận mà.

Đo lường hiệu quả
Nhiều người làm việc, họ khá chủ quan và tin 100% vào báo cáo của nhân viên, điều đó khiến họ thực sự bị động & đôi khi khiến những quyết định sai lầm. Chính vì thế phần đo lường này chính là một cứu cánh

Đo lường chất lượng content:

  • Tỉ lệ cuộn trang.
  • Số comment trên trang.
  • Số like trên trang.

Phần này cần thiết để theo dõi chất lượng nội dung của các bạn nhân viên viết và tất nhiên phải đem nội dung quảng bá, kéo visit về thì mới có đầy đủ thông số mới có thể thực hiện đo lường được.

Đo lường chất lượng link:

  • Số link được index.
  • DA trung bình của nơi đi backlink.

Phần này, sau khi nhận báo cáo hàng tháng của nhân viên, SEO leader thường sẽ thực hiện export báo cáo từ trong phần backlink manager của vidupm, sau đó anh ta đem đi kiểm tra index bằng các công cụ. Tiếp đến anh ta dùng API của MOZ để đo lường hàng loạt DA của những nơi đã đi backlink và tính DA trung bình của mình so sánh với đối thủ.

Đo lường tương tác social:

  • Truy cập từ mxh vào từng bài.
  • Like từng bài viết.

Phần này chính là quảng bá nội dung sau khi đội content thực hiện được nội dung chất lượng cao, hãy nhớ nội dung có hay đến mấy mà không tiếp cận người dùng quan trâm thì cũng coi là RÁC RƯỞI, đem bỏ đi là hơn. Phần này kiểm tra khá đơn giản bằng UTM mỗi khi đi share và dùng Ahrefs để kiểm tra tất cả các bài trong trang.

Đo lường chuyển đổi:

  • Đo lường live chat.
  • Đo lường gửi form.
  • Đo lường nhấn nút call.
  • Đo lường đặt hàng online thành công ( E-Commerce )

Phần chuyển đổi giúp đánh giá được mức độ thành công của dự án SEO, tuỳ vào những mục tiêu nhất định khi lập kế hoạch SEO tổng thể ban đầu. Tuy nhiên nếu một dự án nhiều từ khoá TOP mà không sinh ra được nhiều chuyển đổi, doanh nghiệp sẽ bắt đầu câu chuyện cần suy nghĩ. Hoặc là thay nhân sự, hoặc là không tiếp tục sử dụng kênh marketing đó nữa. Nên SEO manager hãy cẩn thận khi làm phần đo lường này.

Kết bài:
Những phần ở trên là sử dụng phương thức đo lường thông qua các công cụ API Moz, Ahrefs, Google Tag Manager & Google Analytics. Phần này em sẽ biên những bài hướng dẫn sử dụng & đo lường sau nhé, bởi vì nếu viết thì có thể nó lên đến 20.000 word, nên sẽ có những bài chi tiết & video để mọi người thực hiện nhé.

Sử dụng keyword hiệu quả trên website – sử dụng keyword trên title (Phần 1)

Mình xin giới thiệu đến các bạn loạt bài viết về việc sử dụng Keyword trên website. Đây là yếu tố quyết định sự thành công của SEO Onpage. Đây là loạt bài viết theo kinh nghiệm của mình đúc kết trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu SEO ONPAGE.

Bài tiên mình xin giới thiệu việc sử dụng keyword trên title. Mình lựa chọn đầu tiên vì title là thẻ được google coi trọng nhất trong website và việc sử dụng keyword hiệu quả trên title nắm 50% cơ hội góp mặt trong top 10.

1. Thẻ tiêu đề – Title tag là gì ?
Chắc các bạn ai cũng biết Title tag là cái gì ? Title tag là một ngắn mô tả một trang (1 url) của một website. Và được hiện lên tab của trình duyệt. dưới đây là ví dụ title của hocngheseo.com

[​IMG]

Trong phần code thì thẻ title được chèn trong thẻ <head>

Bạn có thể click chuột phải vào bất kỳ trang nào và chọn View source (Xem nguồn trang) và tìm kiếm thẻ <title> là bạn sẽ thấy ngày title của trang đó

2. Google làm gì với thẻ này ?
Google sẽ hiện thị thẻ này trên kết quả tìm kiếm cho website của bạn theo keyword mà bạn tìm kiếm. Bạn có thể thấy ví dụ dưới đây google đã lấy title của hocngheseo.com “Diễn Đàn SEO – Forum SEO – Cộng Đồng SEO Việt Nam” làm tiêu đề đại diện cho website. Keyword “dien dan seo“được google in đậm trong kết quả tìm kiếm.
[​IMG]

3. Sử dụng keyword ở title như thế nào ?
a.
Chứa ít nhất 1 keyword mà bạn muốn SEO tại thẻ title
Đây là điều bắt buộc , nếu trên title của bạn không có keyword thì bạn chỉ có 3-5% bạn góp mặt ở top10.
Ví dụ trên title của thế giới SEO anh Toản đề 2 keyword chính “Diễn Đàn SEO ” và ” Forum SEO ” đây là 2 keyword chính mà anh ấy muốn SEO.
– Chú ý: Title chứa nhiều lần lặp lại keyword không có tác dụng gì hơn so với chứa 1 lần keyword , nếu có từ đồng nghĩa hãy sử dụng cả hai nhưng chú ý title phải có chút ý nghĩa để thu hút click.

b. Chứa keyword chính xác mà bạn muốn SEO tại thẻ title
– Giải thích :
Ví dụ anh Toản muốn SEO keyword ” diễn đàn seo ” thì title của anh ấy là bắt buộc phải có keyword chính xác đó trên title.
Nếu anh ấy để ” Diễn đàn – Forum SEOthì đây là keyword không chính xác với mục đích của anh ấy. Và anh ấy sẽ khó khăn hơn khi SEO keyword “diễn đàn seo”.

c. Ví trí keywrod trên title
– Với độ ưu tiên từ trái qua phải , keyword bạn nên đặt ở đầu tiêu đề là ok nhất . Ở đây mình lấy ví dụ 2 từ khóa mà anh Toản đã đặt trên title “diễn đàn seo” và “forum seo”
Hiện tại title anh ấy như sau:

– Từ khóa “diễn đàn seo” đứng trước “forum seo” . Anh ấy đã ưu tiên từ khóa “diễn đàn seo” hơn trong khi đó từ khóa “forum seo” lại có lượng tìm kiếm hơn hẳn và khó cạnh tranh hơn. Có lẽ anh ấy yêu tiếng việt chăng ? nên ưu tiên tiếng việt lên đâu. Theo mình không nghĩ vậy, anh ấy để như thế là có cơ sở, các bạn hãy kiểm tra xu hướng tìm kiếm tại Việt Nam : https://ift.tt/n5mClp

Từ khóa có dấu
[​IMG]
Từ khóa không dấu
[​IMG]

Hai biểu đồ trên thể hiện xu hướng tìm kiếm từ khóa “diễn đàn seo” đang đi lên tại Việt Nam, nên việc anh Toản để keyword đó lên đầu tiên là hoàn toàn hợp lý.

d. Bạn nên sử dụng keyword có dấu hay không dấu ?
Bạn nên sử dụng keyword có dấu trên title, có 2 lý do
+Đối với người dùng
– Dùng keyword có dấu sẽ dễ hiểu và tránh việc nhầm lẫn với ý nghĩa khác.
– Chúng ta là người việt chúng ta nên yêu tiếng việt

+ Đối với google
– Khi bạn tìm kiếm với keyword không dấu
: google sẽ in đậm cả keyword có dấukhông dấu, điều này chứng tỏ google không phân việt keyword không dấu với keyword có dấu (khi tìm kiếm có dấu)

Ví dụ bạn tìm kiếm từ khóa ” cach vao facebook ” (không dấu)
->Google sẽ in đậm keyword có dấu trên title “cách vào facebook” và keyword trên url không dấu “cach vao facebook”
[​IMG]
– khi bạn tìm kiếm với keyword có dấu : google chỉ in đậm keyword có dấu,không in đậm từ không dấu.
==> Cho nên bạn sử dụng keyword có dấu trên title sẽ tối ưu cho cả hai trường hợp tìm kiếm có dấu và không dấu
Vi dụ : Bạn tìm kiếm từ khóa có dấu ” cách vào facebook “
-> Google in đậm keyword có dấu trên tite nhưng keyword không dấu trên url chỉ có từ “facebook” được in đậm

[​IMG]
==> Dùng từ khóa có dấu trên URL.

e. Công thức keyword trên title
+ Công thức 1
Để tối ưu tốt nhất keyword trên title bạn sử dụng công thức sau

Keyword chính – keyword phụ – Thương hiệu

Ví dụ : title của hocngheseo là 1 tiêu chuẩn

Diễn Đàn SEO – Forum SEO – Cộng Đồng SEO Việt Nam

Diễn Đàn SEO -> Keyword chính
– Forum SEO -> keyword phụ
– Cộng Đồng SEO Việt Nam -> Thương hiệu

+ Công thức 2
– Title chính xác 100% keyword

Keyword chính

Ví dụ hầu hết danh mục của hocngheseo.com đều sử dụng công thức này
Mục thảo luận seo –> title là thảo luận seo
Mục page rank –> title là Pagerank

Hiện tại công thức 2 có 1 nhược điểm là title không thu hút click trên kết quả tìm kiếm , nhưng bù lại title chính xác 100% keyword lại là 1 lưu thế cho thuật toán google. Nên bạn phải lựa chọn và kết hợp sao cho hợp lý 2 công thức này.

f. Một số quy tắc đáng lưu ý khi viết title
– Title nên để dưới 65 ký tự –> 1 số chuyên gia khuyên để dưới 70 ký tự
– Không được lặp lại title giống nhau trong 1 website –> có thể lặp lại keyword chính của site cho toàn site để tăng mật độ keyword chung (không khuyến khích)
– Title bao quát hết nội dung của trang –> tốt nhất nên xác định từ khóa chính, từ khóa phụ
– Không nên sử dụng ký tự đặc biệt trên title

Đây là các vấn đề cơ bản khi đặt title cho site, bạn muốn làm khâu này cần phân tích kỹ lưỡng hệ thống keyword của toàn site và phân bổ chúng phù hợp cho từng page.
Phần tiếp theo mình sẽ viết bài viết việc sử dụng keyword trên URL , mình có thể mình sẽ tìm 1 site sử dụng chưa tốt keyword trên url .Nên các bác cứ đề xuất website, Mình sẽ chọn 1 site để phân tích.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này và nếu có copy thì ghi rõ tác giả nhé , cảm ơn.

phtnpower (Phạm Thi)
Bản quyền bài viết thuộc về http://www.hocngheseo.com

Những nền tảng cơ bản của SEO: hướng dẫn để SEO thành công năm 2018

Bạn đã sẵn sàng để tìm hiểu những bí mật của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm? Sự thật là không có một công thức bí mật nào hết. SEO không phải là các thủ thuật ảo hay đánh lừa công cụ tìm kiếm. Điều bạn thực sự cần là hiểu thấu đáo về những gì mọi người muốn khi họ tìm kiếm – và tại sao họ muốn (hoặc cần) nó. Thực tế là không có gì bí mật khiến SEO trở nên khó khăn. Và chúng ta không tạo ra các quy tắc mà là công cụ tìm kiếm. Điều đó nói rằng, tìm kiếm tự nhiên là một trong những kênh marketingmang lại lợi nhuận cao nhất nếu bạn sẵn sàng đầu tư vào nó.

Nơi tìm kiếm đang hướng tới

Đây là một hướng dẫn đầy đủ về SEO – và tìm kiếm ở đâu trong năm 2018 và các năm về sau – rất khó để phù hợp với một bài viết bởi có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của SEO bao gồm:

– Kỹ thuật: Điều này bao gồm mọi thứ ảnh hưởng đến hiệu suất, khả năng hiển thị hoặc cách công cụ tìm kiếm truy cập trang web của bạn. Điều này bao gồm việc index và crawl, schema, tốc độ trang, cấu trúc trang web, cấu trúc URL và nhiều hơn nữa.

– On-page: Đây là nội dung của bạn – bao gồm cả nội dung hiển thị cho người dùng trên trang web của bạn (văn bản, video, hình ảnh hay audio) cũng như các yếu tố hiển thị với công cụ tìm kiếm (các thẻ HTML, dữ liệu có cấu trúc).

– Off-page: Đây là những thứ không có trên trang web của bạn. Cuối cùng, các yếu tố off-page đang phát triển và chứng minh trang web của bạn là authority, có liên quan, tin cậy và xây dựng khán giả. Hãy nghĩ đến xây dựng liên kết, social media marketing, PPC marketing, các đánh giá và nội dung do người dùng tạo.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ bắt đầu khám phá ba lĩnh vực quan trọng nhất sẽ giúp bạn thành công thế giới SEO trong:

– Tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm: những cơ hội để bạn hiển thị nhiều hơn cho khách hàng/đối tượng của bạn.

– Chiến lược nội dung cho con người thực: tầm quan trọng của nội dung và ý nghĩa của việc có liên quan.

– Tác động của tìm kiếm giọng nói với SEO: chúng ta sẽ nhìn vào tương lai không xa và cho bạn thấy lý do tại sao bây giờ là lúc để tối ưu hóa tìm kiếm giọng nó.

1. Tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm

Khi bạn nghe thấy từ viết tắt SEO có nghĩa là Tối ưu hóa Công cụ tìm kiếm. Và như mong đợi, SEO có nghĩa là tối ưu hóa trang web của bạn cho công cụ tìm kiếm. Nhưng tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm là một cách mới hơn để suy nghĩ về thuật ngữ SEO. Thậm chí một số người còn gọi là tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm “SEO mới”.

Tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm là tối ưu hóa cho tất cả mọi ngưởi ở tất cả các địa điểm mà thương hiệu và nội dung của bạn có thể xuất hiện.

Chiến lược tìm kiếm yêu cầu chúng ta tạo trải nghiệm thương hiệu, sử dụng kết quả tìm kiếm để xây dựng sự liên quan. Theo một nghiên cứu của Forrester năm 2006, 93% trải nghiệm trực tuyến bắt đầu bằng một công cụ tìm kiếm. Điều đó có nghĩa là công cụ tìm kiếm là biển quảng cáo lớn nhất của các thương hiệu.

Công cụ tìm kiếm cũng di chuyển cùng với chúng ta ở bất cứ nơi đâu. Google đề cập đến những trải nghiệm tìm kiếm này như là những khoảnh khắc với bốn trong số những trải nghiệm lớn nhất:

– Tôi muốn biết
– Tôi muốn đi
– Tôi muốn làm
– Tôi muốn mua

Chiến lược SEO hiện đại yêu cầu chúng ta phải sáng tạo để được hiển thị.

Xếp hạng Above the Fold: Desktop vs. Mobile

Hãy xem các kết quả này. Bạn nhìn thấy gì?

slide

Trên mobile, không có kết quả tự nhiên trong above the fold.

Trên desktop, bạn chỉ nhìn thấy kết quả tự nhiên là một featured snippet.

Trên Google, ngoài quảng cáo trả tiền, bạn cũng phải chiến đấu với search features. Bạn phải tối ưu hóa mọi cách bạn có thể để cải thiện khả năng hiển thị của thương hiệu. Đôi khi xếp hạng “số một” trong tìm kiếm tự nhiên sẽ không quan trọng vì trang bạn đang cố gắng xếp hạng sẽ không hiển thị “đầu tiên”. Hãy xem hình ảnh này:

[​IMG]

Tin tức và nội dung xã hội

Google News và nội dung xã hội là những lĩnh vực mà nội dung có thể giành được khả năng hiển thị tốt. Nhưng các tin tức và xã hội hoàn toàn phụ thuộc vào tính mới mẻ của truy vấn (chủ đề hiện tại/nóng hổi).

Để xếp hạng/xuất hiện trong các khu vực này, bạn cần hiểu rõ về không gian của mình và cách Google phản hồi một truy vấn. Không phải mọi truy vấn đều hiển thị các tin tức hay nội dung xã hội, do vậy điều quan trọng là phải hiểu từ khóa phản hồi theo những cách khác nhau như thế nào.

Knowledge Panels

Knowledge Panels được cung cấp bởi Google Knowledge Graph, nó hiển thị thông tin cơ bản về doanh nghiệp. Nó bao gồm những thứ như:

– Vị trí
– Số điện thoại
– Xếp hạng
– Giờ hoạt động

Đây là một cách để xây dựng niềm tin cho thương hiệu của bạn. Việc có được những panel này là quan trọng nếu bạn là một thương hiệu. Nếu bạn không có trong Knowledge Graph thì bạn có thể gặp rắc rối.

People Also Ask

People also ask là một tính năng tìm kiếm khác trong đó nội dung được lấy trực tiếp phù hợp với kết quả. Đây là những thuật ngữ mà mọi người đang tìm kiếm và nội dung từ các trang web được đưa vào để hiển thị kết quả này. Bạn có thể sử dụng tính năng tìm kiếm này để xác định các cơ hội tối ưu hóa nội dung hoặc các phần nội dung mới mà bạn có thể tạo để nhắm mục tiêu vào đối tượng bạn muốn tiếp cận.

Áp dụng SEO vào các nền tảng khác nhau

Ngoài việc tối ưu hóa cho các phần khác nhau của kết quả tìm kiếm, bạn có thể áp dụng phương pháp SEO cho bất kỳ nền tảng nào mà ai đó có thể tìm kiếm.

Những cơ hội tối ưu hóa này bao gồm:

– Tối ưu hóa app store
– Tối ưu hóa kênh Youtube và video
– Tối ưu hóa Google My Business
– Tối ưu hóa Social media
– Trang web của bên thứ ba và công cụ tìm kiếm dọc (ví dụ: Amazon và Yelp).

Tất cả các nền tảng này hoàn toàn thích ứng với các nguyên tắc của SEO và cung cấp cơ hội cho thương hiệu của bạn.

Ngoài ra, khi bạn tối ưu hóa cho các trải nghiệm tìm kiếm khác, nội dung thương hiệu cũng có thể được đưa vào kết quả tìm kiếm truyền thống (Google, Bing…).

Tóm lại:

– Hãy hiển thị nhiều nhất có thể. Sử dụng mọi phần của kết quả để tạo trải nghiệm tìm kiếm.
– Tối ưu hóa bên ngoài công cụ tìm kiếm.

Bối cảnh SEO lớn hơn nhiều khi mục tiêu là tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm chứ không chỉ là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

2. Tối ưu hóa nội dung cho con người

[​IMG]

Luôn tối ưu hóa cho mọi người chứ không phải là công cụ tìm kiếm. Tạo nội dung cho khách hàng chứ không phải với mục đích duy nhất là xếp hạng cao hơn. Khi bạn đặt mọi người vào trung tâm chiến lược nội dung của mình, rất có thể bạn sẽ thành công hơn trong công cụ tìm kiếm.

Nội dung, Từ khóa & Thuật toán tìm kiếm

Google đã thực hiện một số cập nhật thuật toán và thay đổi trong những năm qua. 2 thay đổi quan trọng đó là cách chúng ta suy nghĩ nội dung và từ khóa:

Hummingbird: Bản cập nhật này đã giúp Google hiểu đầy đủ các truy vấn. Nó cũng giới thiệu khái niệm ngữ nghĩa hoặc các từ khóa khác nhau xung quanh một chủ đề chính. Tối ưu hóa các trang của bạn với một từ khóa duy nhất không còn là một chiến thuật SEO khả thi nữa và nó cũng không tự nhiên đối với mọi người.

RankBrain: Bản cập nhật này đã giúp Google hiểu các truy vấn mà trước đây chưa từng xử lý và tạo ra sự kết hợp cần thiết để giải mã toàn bộ ý nghĩa của truy vấn để cung cấp kết quả thông qua machine learning. Đây là một trong ba yếu tố xếp hạng hàng đầu cùng với nội dung và liên kết.

Vậy 2 bản cập nhật thuật toán này tác động như thế nào đến chiến lược nội dung? Bạn không muốn tập trung quá nhiều vào từ khóa. Trong khi thứ hạng là quan trọng nhưng nó không phải là thứ quan trọng duy nhất. Đôi khi, từ khóa có thể phản bội bạn. Từ khóa có thể mang đến khối lượng tìm kiếm cao nhưng có thể thiếu giá trị.

Bạn hãy thực hiện tìm kiếm này [email marketing]:

[​IMG]

Khối lượng tìm kiếm cho từ khóa cụ thể này là khoảng 18.000. Ngay cả khi bạn đã viết nội dung đủ tốt để xếp hạng cho từ khóa này thì có bao nhiêu truy cập đến? Bạn có thể tạo ra bao nhiêu chuyển đổi? Có lẽ không nhiều. Có một sự khác biệt rõ ràng trong một thuật ngữ như “email marketing” và “enterprise cross-channel marketing platforms”. Vậy sự khác biệt là gì? Đó là ý định.

Một từ khóa cung cấp thông tin trong khi từ khóa kia là giao dịch. Truy vấn giao dịch có giá trị hơn vì nó tạo ra chuyển đổi.

Bạn có thể tối ưu hóa cho nhiều truy vấn giao dịch hơn bằng cách nhắm mục tiêu vào từ khóa dài. Đặc tính của từ khóa này sẽ giúp bạn tạo nội dung có liên quan hơn và nhận được lưu lượng truy cập chất lượng hơn vào trang web của bạn.

Ở cấp độ chiến thuật, bạn phải sáng tạo cho chủ đề và nghiên cứu từ khóa. Thực sự hiểu cách thức mọi người tìm kiếm.

Những vấn đề nội dung

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của nội dung. Không có nội dung thì không có khả năng hiển thị. Để nhấn mạnh tầm quan trọng của nội dung hãy xem xét điều này:

– 60% truy vấn chứa 4 từ trở lên

– Trung bình số từ trên trang đầu tiên của Google là gần 1.900 từ

Điều này đặt ra câu hỏi: làm thế nào để chúng ta biết những gì mọi người muốn? Làm thế nào để chúng ta biết mọi người tìm kiếm những gì?

Hãy cung cấp nội dung mà mọi người muốn

[​IMG]

Nếu bạn chú ý thì bạn sẽ biết đối tượng của bạn muốn gì. Một trong những công cụ đối tượng tốt nhất có trong kết quả tìm kiếm của Google:

– Autocomplete.
– People also ask.
– Related searches.

Đó là tất cả các truy vấn/câu hỏi mà mọi người hỏi khi họ tìm kiếm. Giải quyết và trực tiếp trả lời các câu hỏi sẽ giúp bạn cung cấp nội dung phù hợp cho người tìm kiếm. Nó cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình.

Lắng nghe social

Nền tảng social cũng cung cấp nhiều cơ hội để tìm hiểu về con người và lắng nghe nhu cầu. Nhiều người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để than phiền. Rất nhiều. Do vậy hãy tận dụng lợi thế của nó. Sử dụng các phần bình luận của bạn hoặc của đối thủ cạnh tranh. Chọn các chủ đề phổ biến. Theo dõi các cuộc đàm thoại trên mọi mạng xã hội bạn đang hoạt động.

Mọi người than phiền về điều gì? Có thể là:

– Các vấn đề dịch vụ khách hàng
– Không tìm thấy doanh nghiệp khi doanh nghiệp của bạn đang mở cửa
– Các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn

Bạn có thể biến bất kỳ nội dung nào trong số này thành nội dung của bạn.

Nghiên cứu sự cạnh tranh

Việc phân tích các trang web trong kết quả tìm kiếm với các chủ đề cạnh tranh tiết lộ rất nhiều về những gì đang hoạt động và những gì không hoạt động của doanh nghiệp. Audit nội dung và tìm khoảng trống nội dung hoặc các khu vực bạn muốn cạnh tranh.

Mục tiêu cuối cùng luôn giống nhau: có được nhiều ngữ cảnh hơn, mở rộng các chủ đề mà đối tượng của bạn cần.

Loại nghiên cứu này có thể gây khó chịu. Có thể bạn phải đối mặt với một vài khó khăn khi bạn thực hiện. Nhưng điều đó là đáng để làm khi bạn hiểu được nhu cầu của những người bạn muốn tiếp cận.

Hãy làm Mobile-First

Nội dung tuyệt vời có nghĩa là tối ưu khả năng truy cập trên mọi thiết bị. Những trải nghiệm mobile-first thực sự là tải càng nhanh càng tốt.

Một cách để làm điều này là sử dụng AMP đặc biệt nếu bạn dựa nhiều vào lưu lượng truy cập tự nhiên trên thiết bị di động. Việc có nội dung tải nhanh như chớp chỉ đơn giản là trải nghiệm người dùng tốt (và kinh doanh tốt). Các trang tải chậm có thể ảnh hưởng đến hiệu suất SEO của bạn và điểm mấu chốt là: luôn thử nghiệm và tối ưu hóa.

Nếu bạn không chắc chắn về trải nghiệm di động của mình, hãy kiểm tra tất cả các trang của bạn. Sử dụng bất kỳ công cụ nào bạn có thể để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.

Có nhiều công cụ tuyệt vời như Pagespeed Insights. Sử dụng chúng để xác định các khu vực có vấn đề.

Thực tế thú vị: Trong năm 2012, Google đã tìm ra rằng họ sẽ mất 8 triệu lượt tìm kiếm mỗi ngày bằng việc làm chậm kết quả tìm kiếm xuống 4/10 của 1s. Mặc dù điều đó không nhiều nhưng xét về kết quả đem lại Google cung cấp kết quả cho hơn 3 tỷ truy vấn mỗi ngày. Điều đó khiến Google mang về doanh thu ít hơn. Và quảng cáo chủ yếu là cách để Google kiếm tiền từ nó.

Hãy chuẩn bị cho Mobile-First Index

Trong nhiều năm, Google đã yêu cầu mọi người chuyển sang mobile-first nhưng hiện tại nó đang xảy ra với mobile-first index.

Điều này có nghĩa là Google sẽ crawl trang web trên thiết bị di động ở tần suất cao hơn phiên bản desktop. Điều đó cũng có nghĩa là mobile sẽ quan trọng hơn bao giờ hết với SEO. Theo dõi chặt chẽ sự phát triển của lĩnh vực này.

Làm một phần SEO cho DNA của bạn

Tối ưu hóa nội dung của bạn ngay từ đầu sẽ giúp bạn tránh khỏi những cơn đau đầu. SEO là một quá trình chứ không phải là một mục tiêu. SEO không bao giờ được coi là hoàn thành. Bạn không bao giờ hoàn thành việc tối ưu hóa. Mỗi trang có thể được tối ưu hóa vì không có một trang web nào hoàn hảo. Bạn cần phải trở thành “hoàn hảo nhất”. Hay nói cách khác, bạn không cần một trang web tốt nhất trên thế giới. Bạn chỉ cần một trang web tốt hơn đối thủ cạnh tranh của bạn.

Các khái niệm SEO cơ bản là cách hoàn hảo để thực hiện điều đó:

– Tối ưu hóa title và meta description.
– Sử dụng URL thân thiện với công cụ tìm kiếm và có thể đọc được với người dùng.
– Tối ưu hóa nội dung video.
– Tối ưu hóa các thẻ header (H1, H2, H3…)
– Liên kết đến những nội dung sâu hơn trong trang web của bạn
– Tạo và tối ưu hóa nội dung có liên quan đến chủ đề.

Tất cả những mục này không còn xa lạ gì với các chuyên gia SEO. Nhưng bạn có thể ngạc nhiên khi thấy tần suất các trang web không có những thứ cơ bản nhất (ví dụ: thẻ title trên các trang quan trọng nhất của họ).

Điều hướng và cấu trúc internal linking là xương sống của trang web. Sử dụng nó để thông báo cho công cụ tìm kiếm các chủ đề của trang web.

Tóm lại:

– Hãy bám chặt lấy từ khóa dài. Đừng giới hạn bản thân bằng chiến lược nhắm mục tiêu vào các từ khóa chung chung/không rõ ràng.

– Hiểu ý định của khán giả và tạo nội dung cho họ. Lắng nghe khán giả của bạn. Họ sẽ cho bạn biết bạn cần tạo nội dung gì.

– Tối ưu hóa ngay từ đầu. Xây dựng nền tảng của bạn và đưa vào tất cả các khái niệm cơ bản (kỹ thuật SEO và tối ưu hóa on-page).

3. Tối ưu hóa tìm kiếm giọng nói

Tìm kiếm giọng nói đang đến gần hơn so với những gì bạn nghĩ. Chú ý đến những thay đổi trong hành vi tìm kiếm và những thay đổi trong kết quả tìm kiếm. Thu thập thông tin chi tiết ngay bây giờ để chuẩn bị cho tương lai.

Một thế hệ hoàn toàn mới của con người đang đến. Mối quan hệ chính của họ với công cụ tìm kiếm là nói chuyện với nó – không phải là gõ hay tap. Đây là một thay đổi lớn.

Với sự gia tăng của các thiết bị hỗ trợ giọng nói dễ sử dụng chúng ta đang nhanh chóng tiếp cận sự thay đổi giọng nói đầu tiên trong hành vi tìm kiếm.

[​IMG]

Vị trí số 0

Featured snippets đã bắt đầu đóng vai trò quan trọng trong cách Google cung cấp kết quả tìm kiếm. Đây là lĩnh vực mới trong SEO.

Featured snippets của Google xuất hiện phía trên kết quả tìm kiếm tự nhiên cung cấp lưu lượng truy cập lớn, khả năng hiển thị và niềm tin. Mọi người tin tưởng featured snippets đến nỗi họ thường không click vào bất kỳ kết quả nào.

Vị trí số 0 phần lớn là Google cung cấp câu trả lời trực tiếp cho các câu hỏi, trích xuất trực tiếp nội dung từ trang web vào tính năng featured snippet.

Tối ưu hóa cho Tìm kiếm giọng nói

Tìm kiếm giọng nói có một kết quả. Vị trí số 0 là kết quả duy nhất. Để thành công thì điều quan trọng duy nhất là phải biết nội dung và bối cảnh tìm kiếm:

– Xác định các câu hỏi và truy vấn phổ biến mà đối tượng bạn có.
– Tạo nội dung để trực tiếp giải quyết các câu hỏi và truy vấn đó.

Chuyển nội dung thành những hành động và kỹ năng

Google lấy một vài loại nội dung đã xuất bản và làm cho nội dung có thể tìm kiếm được với:

– Tin tức
– Recipes
– Podcasts

Kỹ năng Alexa cũng làm cho nội dung có thể được tìm kiếm:

– Các dịch vụ web
– Tìm kiếm thông tin

Tương lai của tìm kiếm giọng nói

Có rất nhiều điều chúng ta vẫn chưa biết về tìm kiếm giọng nói.

– Dữ liệu tìm kiếm giọng nói không có sẵn: Google không hiển thị dữ liệu tìm kiếm giọng nói trong Search Console giống như cách nó làm với tìm kiếm desktop hay mobile.

– Hành vi tìm kiếm đang thay đổi như thế nào: Khi mobile đang trở thành một thứ gì đó, chúng ta có dữ liệu để hiển thị các tìm kiếm “gần tôi”, phản ánh những tìm kiếm khi đang di chuyển. Chúng ta chưa biết tìm kiếm giọng nói tương đương với tìm kiếm “gần tôi”.

Chúng ta biết những gì?

Chúng ta biết tìm kiếm giọng nói chứa 10% của tất cả tìm kiếm và con số đang tăng lên. Cũng giống như mobile 6-7 năm trước, tìm kiếm giọng nói đang đến.

Do vậy đây là cơ hội SEO. Làm thế nào để chúng ta xác định được trải nghiệm tìm kiếm giọng nói để tiếp tục có mặt cùng với nội dung liên quan khi mọi người cần nó?

Tóm lại:

– Hãy chuẩn bị cho một thế giới voice-first
– Tối ưu hóa vị trí số 0 cho tìm kiếm giọng nói
– Tạo nội dung có thể tìm kiếm trên các thiết bị hỗ trợ giọng nói

Tổng kết

Khi bạn tiếp cận SEO, đặc biệt là về mặt nội dung thì hãy đảm bảo chiến lược của bạn tính đến 3 lĩnh vực sau:

– Tạo trải nghiệm tìm kiếm là SEO mới. Tối ưu hóa mọi cơ hội bạn có thể. Xây dựng niềm tin ở những người đang tìm kiếm thương hiệu của bạn cho dù bạn ở đâu.

– Tạo nội dung cho mọi người chứ không phải công cụ tìm kiếm. Đây là cách bạn cung cấp trải nghiệm kỹ thuật số tuyệt vời và hiểu khách hàng của mình tốt hơn. Tập trung vào các chủ đề mà mọi người mong muốn hơn là lo lắng về từ khóa. Sử dụng nội dung của bạn để lắng nghe khán giả của bạn và tạo nội dung trực tiếp giải quyết các câu hỏi và những quan tâm của họ. Xây dựng nền tảng bạn cần cho SEO trong tương lai.

– Tìm kiếm giọng nói đang đến. Đừng chờ đợi. Nhắm đến vị trí số 0 trong kết quả tìm kiếm và làm cho nội dung có thể tìm kiếm được bằng giọng nói.

Ghi nguồn diễn đàn marketing khi sao chép lại nội dung này.
Bài viết có tham khảo và sử dụng nội dung từ SEJ.
Link: Những nền tảng cơ bản của SEO: hướng dẫn để SEO thành công năm 2018.​